|
Còn nhiều bận rộn với những vấn đề WTO của Việt Nam. (Ảnh: Phước Hà) |
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức được kết nạp vào WTO. Một năm sau ngày Việt Nam gia nhập WTO, chúng tôi gặp lại nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự - Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Hiện ông là cố vấn cao cấp về Chương trình WTO của Chính phủ, là chuyên gia về hội nhập WTO. Công việc của ông, vẫn liên quan đến các vấn đề Việt Nam trong WTO một cách trực tiếp. Vì thế, những câu chuyện về quá trình đàm phán và thực hiện cam kết WTO luôn thường trực trong ông.
Nhiều nước không nghĩ Việt Nam vào WTO nhanh đến thế
- Ngay trước ngày kết nạp Việt Nam vào WTO đã nảy sinh những khó khăn bất ngờ. Những đòi hỏi mới của các đối tác đã được xử lý thế nào để Việt Nam sớm kết thúc đàm phán và lễ kết nạp chính thức diễn ra vào 7/11/2006?
- Trong những ngày 1-13/10/2006 là thời điểm cực kỳ sôi động giải quyết hết các vấn đề để đi đến kết thúc đàm phán. Lúc đó, bất ngờ có thêm một đối tác yêu cầu đàm phán với Việt Nam, vấn đề MFM trong vận tải biển được một đối tác khác đặt ra, trong khi còn nhiều vấn đề khác như thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu bia... chưa xong. Thời gian gấp rút, đàm phán rất căng thẳng, ngày 10/10 mới giải quyết xong thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, 13/10 mới xong việc loại trừ MFM trong vận tải viển.
Đến ngày 13/10, mọi việc coi như hoàn toàn kết thúc. Hôm đó, là thứ 6 ngày 13, là một ngày kỵ của người phương Tây nhưng chúng tôi coi đó là ngày hên của Việt Nam. Kết thúc đàm phán, ông Pascal Lamy mời cả đoàn lên phòng uống rượu sâm panh chúc mừng. Thực chất, hôm kết nạp chỉ là thủ tục. Đối với đoàn đàm phán cảm xúc đã vơi đi nhiều vì chúng tôi đã đi qua thời điểm căng thẳng nhất.
- Ông còn nhớ, khi Việt Nam kết thúc đàm phán, các đối tác đánh giá thế nào về quá trình đàm phán của Việt Nam?
- Các đối tác đánh giá cao về quá trình đàm phán của Việt Nam, nhất là quá trình cải cách pháp luật của Việt Nam đã cho thấy quyết tâm gia nhập WTO của Việt Nam là rất cao. Đến ngày kết nạp, trong số 26 luật và pháp lệnh thì chúng ta đã hoàn tất cơ bản. Các đối tác cũng đánh giá cao thái độ kiên trì, mềm dẻo của Việt Nam trong đàm phán. Trưởng đoàn Agentina cho biết, ông nghĩ rằng bốn năm nữa Việt Nam mới gia nhập WTO. Khi đó, Nga là nước được xếp ưu tiên gia nhập WTO, nhưng Việt Nam đã gia nhập WTO trước Nga. Đến dịp APEC 2007, chính Việt Nam đã chứng kiến Nga và Mỹ kết thúc đàm phán tại Hà Nội.
- Ông có thể cho biết, đâu là những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình đi đàm phán WTO của mình?
- Kỷ niệm đáng nhớ đầu tiên là lúc mới nhận nhiệm vụ đàm phán. Lúc đó, những người đàm phám cũ hầu như đã chuyển công tác. Việt Nam vẫn chưa có bản chào và mới trả lời được 1.000 trong tổng số 3.316 câu hỏi, nhận công tác đàm phán mà không biết đến bao giờ kết thúc. Đó là năm 2.000. Lúc đó có người nói, Trung Quốc mất 15 năm, Việt Nam phải 13-14 năm hay lâu hơn.
Tôi vẫn nhớ, trong cuộc họp đầu tiên của đoàn đàm phán đã có rất nhiều ý kiến, người thì bảo phải làm một bản chào ban đầu, người thì bảo chưa nên làm. Có ý kiến cho rằng đưa ra bản chào dịch vụ trước, người thì bảo thuế trước... tranh luận dai dẳng với nhau không đi đến quyết đị