Các nhà lãnh đạo phải đi tiên phong trong chống HIV/AIDS ở từng địa phương, đơn vị, từng lĩnh vực để đảm bảo thành tựu xóa đối giảm nghèo, phát triển kinh tế không bị xóa bởi HIV/AIDS, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh tại hội thảo về vai trò của lãnh đạo đối với công tác phòng chống HIV/AIDS.
Chiều 3/12, gần 100 đại biểu từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các Bộ ngành, trung ương và lãnh đạo các tỉnh thành ba miền đã cùng các chuyên gia quốc tế của UNAIDS, SIDA thảo luận về công tác phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam.
60 hộ gia đình, 1 hộ có người nhiễm HIV
Với Luật phòng chống HIV/AIDS được thế giới đánh giá có nhiều nội dung tiên tiến nhất, với những cam kết mạnh mẽ từ lãnh đạo thể hiện qua hơn 80 văn bản pháp luật, Việt Nam đã khống chế được tỷ lệ lây nhiễm dưới 0,27% dân số.
|
Nếu không cải thiện tình hình, Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xóa các thành tựu phát triển vì HIV/AIDS. |
Tuy nhiên, tình hình dịch đang có những dấu hiệu đáng lo ngại: số người hiễm HIV tiếp tục gia tăng và gấp 2 lần trong khoảng thời gian 2000 - 2006. Trung bình, cứ 60 hộ gia đình có 1 hộ có người nhiễm HIV.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, dự báo mỗi năm sẽ tăng khoảng 30-40 nghìn ca nhiễm mới. Các chuyên gia nước ngoài dự báo, đến năm 2010, số người nhiễm HIV ở Việt Nam sẽ vào khoảng 300-500 nghìn người, tương đương với mức dự báo tình hình Việt Nam năm 2000 được đưa ra vào năm 1994.
Tỷ lệ nhiễm HIV ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Hiện nay, cứ 200 người trong độ tuổi 15-49 thì có 1 người nhiễm HIV. Số người trong độ tuổi này chiếm tới 53% tổng số ca nhiễm.
Việt Nam có thể bị xóa thành tựu phát triển vì HIV/AIDS
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Tô Huy Rứa đánh giá "HIV/AIDS vẫn đang chứa đựng nguy cơ bùng phát thành đại dịch. Lúc đó, nó sẽ xóa đi mọi thành quả của công cuộc xóa đói giảm nghèo, kìm hãm phát triển kinh tế xã hội, đe dọa giống nòi".
TS. Phạm Mạnh Hùng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phân tích trường hợp điển hình An Giang. Tỉnh này có gần 59 nghìn hộ nghèo. Theo báo cáo, mỗi năm tỉnh giảm được 1% hộ nghèo, tương đương 590 hộ. Tuy nhiên, mỗi năm, tỉnh này có 1500 trường hợp nhiễm HIV mới. Mỗi gia đình có người nhiễm HIV mới chỉ có thể nghèo đi chứ không thể giàu hơn. Điều này đồng nghĩa với việc An Giang mỗi năm tăng 1500 hộ gia đình nghèo mới.
Bài toán về HIV/AIDS với phát triển, với giảm nghèo cần được đặt lên bàn, cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng, ông Hùng nhấn mạnh.
Theo ông Hùng, đầu tư của Việt Nam cho phòng, chống HIV/AIDS còn chưa tương xứng, chưa tạo được bứt ph