 |
Các đại biểu quốc tế thăm xưởng học may của phạm nhân nữ trại giam Hoàng Tiến. |
Giám đốc điều hành Cục trại giam New Zealand Beri Mathiuts: Tôi nghĩ, Việt Nam đã tôn trọng tốt quyền cơ bản của các phạm nhân theo chuẩn quốc tế mà LHQ đã đặt ra. Đó cũng là những mục tiêu chung mà New Zealand đang thực hiện.
Trại giam là “nơi riêng biệt chứ không phải là tách biệt”
Trong khuôn khổ Hội nghị cán bộ trại giam khu vực châu Á- Thái Bình Dương lần thứ 27 đang diễn ra tại Hà Nội, ngày 28/11, hơn 100 đại biểu của 25 nước và khu vực tham dự đã thăm trại giam Phú Sơn.
Chuyến thăm đã để lại ấn tượng tốt đẹp đối với các đại biểu. Nhiều người cho rằng, Việt Nam dù điều kiện còn nhiều khó khăn, chưa xây dựng được hệ thống trại giam hiện đại như một số nước, nhưng đã khẳng định được trại giam là “nơi riêng biệt chứ không phải là tách biệt”.
Theo các đại biểu, thực tế các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, sinh hoạt trong trại mà họ được tận mắt chứng kiến tại trại giam Phú Sơn 4 sẽ làm cho phạm nhân không cảm thấy mình bị xã hội mặc cảm xa lánh, từ đó yên tâm cải tạo sớm hoàn lương để trở về với xã hội bên ngoài.
Chính sách nhân đạo của Việt Nam đối với những người lầm lỗi, được thể hiện qua những thành quả của biện pháp quản lý và giáo dục họ trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Phạm nhân Nguyễn Thị Hương ở trại giam Phú Sơn 4 cho biết: “Dù vi phạm pháp luật, nhưng vào đây, chúng tôi đều được cán bộ quản giáo đối xử như những người thân đã mắc sai lầm và giúp chúng tôi sửa chữa những sai lầm đó. Bởi vậy, vào đây chúng tôi đã dần xoá bỏ được mặc cảm”.
 Đại biểu quốc tế thăm lớp học xoá mù cho phạm nhân ở trại giam Phú Sơn
|
Nhận biết, phạm nhân vào trại rất khát khao tình cảm gia đình, hướng về gia đình để nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng, Nhà nước đã đưa ra quy định mỗi tháng phạm nhân được nhận quà và gặp gia đình một lần, nếu cải tạo tiến bộ trại còn tạo điều kiện cho gặp vợ hoặc chồng 24 hoặc 48 giờ ở một nơi gọi là “buồng hạnh phúc”.