Trong mấy ngày qua, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XII, các đại biểu đang thảo luận lấy ý kiến về Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử, dự kiến thông qua tại kỳ họp này. Cùng với đó, từ ngày 14-5 đến 17-5, tại Cung Văn hoá Hữu nghị Hà Nội, Viện Khoa học Năng lượng nguyên tử cũng cho trưng bày triển lãm nhà máy điện hạt nhân nhằm chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam. Phóng viên TTXVN Hùng Cường đã phỏng vấn ông Vương Hữu Tấn (ảnh), Viện trưởng Viện Khoa học Năng lượng nguyên tử Việt Nam – xung quanh vấn đề này.
Để đảm bảo nhu cầu năng lượng ngày càng lớn, Việt Nam cần đa dạng hoá các nguồn cung ứng. Một trong những nguồn năng lượng mà Chính phủ Việt Nam đang quan tâm là năng lượng nguyên tử. Năng lượng nguyên tử có hệ số sử dụng cao hơn so với các nguồn năng lượng khác nên thường dùng để chạy đáy. Mặt khác, nó không phát thải và gây ô nhiễm môi trường so với nhiệt điện than, nhiệt điện khí. Vì vậy, trong điều kiện hoạt động bình thường thì năng lượng nguyên tử là một nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường. |
Khi phát triển năng lượng nguyên tử, cần phải chú ý những yếu tố gì, thưa ông?
- Năng lượng nguyên tử có đặc thù là đòi hỏi rất cao về vấn đề an toàn. Chính vì vậy cần phải quản lý chặt chẽ kể cả vấn đề con người và khâu vận hành an toàn.
Viện có những đóng góp, kế hoạch gì cho việc phát triển nguồn năng lượng này?
- Viện đã trực tiếp tham gia soạn thảo, xây dựng Dự án Luật Năng lượng nguyên tử để trình Quốc hội. Quốc hội cũng đang thảo luận (dự kiến sẽ thông qua ở kỳ họp này) nhằm tạo hành lang pháp lý cho phát triển ứng dụng.
Về phát triển điện hạt nhân có hai hoạt động quan trọng. Thứ nhất là xây dựng hạ tầng, hiện Viện năng lượng nguyên tử đang ráo riết triển khai. Thứ hai là hoạt động gắn với xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Viện cũng đang phối hợp với Bộ Công thương thực hiện.
Ông đánh giá như thế nào về khâu đào tạo và nguồn nhân lực hiện có của Việt Nam cho lĩnh vực này?
- Lực lượng chính còn lại ở Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam khoảng hơn 700 người. Thời gian qua, do xu hướng của thế giới giảm không đào tạo điện hạt nhân, n