Võ Trường Toản với sự nghiệp giáo dục

13/11/2007 - 13:35

Trường Tiểu học Võ Trường Toản vừa được khánh thành

Cụ Võ Tường Toản, một chí sĩ yêu nước, một nhà giáo vĩ đại cuả Việt Nam ở thế kỷ XVIII. Người có công lao to lớn trong sự nghiệp giáo dục nước nhà, những học trò của cụ đều là những bậc nhân tài, lỗi lạc.

Qua nhiều tư liệu tham khảo, sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” và trên bia chí còn lưu lại: “… Tiên sinh tính Võ, huý Trường Toản. Tiên thế hoặc vân Quảng Đức chi Thanh Kệ nhơn; hoặc vân Gia Định chi Bình Dương nhơn, kỳ uyên nguyên sở tự mĩ đắc nhi tường …” (… Tiên sinh họ Võ, tên húy Trường Toản, đời ông bà trước nói là người Thanh Kệ – Quảng Đức, hoặc nói là người Bình Dương – Gia Định, đầu mối sâu xa từ nơi đâu kia chưa thể hiểu biết rõ được …), có thể nguồn gốc Tổ tiên của cụ Tiên Sinh là người miền Trung, di dân vào Nam khoảng năm 1623, là năm mà người Việt chính thức vào Đồng Nai – Gia Định. Đã vậy, cũng không ai, như tài liệu nào còn lại cho biết Cụ sinh vào ngày, tháng , năm nào. Theo nhà nghiên cứu Phan Kim Huệ thì Cụ kết duyên cùng bà Thục Thận và hạ sinh được một người con gái nhưng không mai bị bệnh và mất lúc còn ấu thơ.


Cụ Võ Trường Toản học rộng, tài cao, thông đạt kim, cổ; học lực của Cụ dầy dặn, đầy đủ, chất thật, có thuật nghiệp uyên thâm, thông đạt; có lúc về quê mở trường dạy học, đã tào tạo nhiều nhân tài, lỗi lạc như: Ngô Tùng Châu (môn sinh đạo cao nhất), bực thượng hạng: Trịnh Hoài Đức, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Quang Định, Lê Bá Phẩm; bậc nhân sĩ là ông Chiêu, ông Trúc, nhà ẩn dật, … Các ông ấy đều gặp hồi phong vận, thời trung hưng, cả thảy đều nên công nghiệp lớn trong đời. Cụ chủ trương lấy lối học “nghĩa lý để giáo hoá”, khi giảng Cụ nói: “sách đại học một nghìn bảy trăm chữ, vỡ ra gồm vô số sự vật, tóm lại còn hai trăm chữ, lại tóm nữa thì một chữ cũng không”; và căn dặn học trò “cần thấu triệt nội dung của cuốn sách, chứ không nên học vẹt từng câu, từng chữ”. Cách dạy ấy thường gọi là: “tri ngôn dưỡng khí” (tri ngôn là hiểu lời, dưỡng khí là nuôi dưỡng khí phách, muốn có được khí phách phải tập nghiã, tức là làm việc nghiã cống hiến hết mình).


Cụ Võ không ham danh lợi, không khứng ra làm quan với cả Tây Sơn lẫn chúa Nguyễn. Ẩn dật với chính quyền mà không ẩn dật với xã hội, cốt để mở trường dạy học cho nhiều người đổ đạt làm quan lớn, không làm quan to thì cũng có đạo lý làm người trong cuộc sống đương thời.


Lan - Bảo tàng Bến Tre

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN