Xác xơ Thừa Thiên - Huế

15/11/2007 - 08:06

Ngày 14/11, nước lũ đã cơ bản rút ra khỏi TP. Huế, để lại trên các con đường trong thành phố bùn, rác và bụi bặm. Giá cả tiêu dùng tăng chóng mặt.

Nhiều tuyến đường ở TP Huế ngập sâu trong bùn từ 0,2 đến 0,4 mét. Trên các con đường như Huỳnh Thúc Kháng, Bạch Đằng, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến... công nhân của Công ty quản lý đường bộ 2 Thừa Thiên Huế và Công ty Môi trường và Đô thị Huế đã triển lực lượng để dọn bùn và rửa đường.

Ước tính phải mất từ 2 đến 4 ngày mới có thể làm sạch lượng bùn để lại trên các con đường trong thành phố.

Giúp gia đình dọn bùn sau lũ tại khu vực chợ Phú Cát (phường Phú Cát, TP. Huế) ngày 14/11. Ảnh: Đăng Khoa.

Một số phường như Phú Cát, An Cựu, Vĩnh Ninh... chính quyền địa phương đã huy động dân quân tự vệ và người dân hai bên đường ra dọn bùn. Ông Nguyễn Hữu Thống (phường Phú Cát) cho biết: “Ngay từ sáng sớm hôm nay (14/11), chúng tôi đã ra đường quét bùn, dọn rác trên đường và sân nhà”.

Bùn không chỉ đọng lại trên đường mà còn đóng một lớp dày trong nhà của người dân. Chị Nguyễn Thị Thuỷ (phường Thuận Lộc) nói: “Bùn đọng trong nhà và sân gần 20 cm”.

Ở một số con đường khác như An Dương Vương, Nguyễn Chí Thanh, khu vực cầu Gia Hội... lớp bùn mỏng đọng lại trên đường đã gây nên lớp bụi mù cản trở người đi lại. Nhiều người dân ở đây cho biết do trời nắng nên mỗi khi sau lũ, ở đây lại có lớp bụi dày bay trong không khí. Ngoài ra mùi tanh của bùn cũng rất khó chịu.

Sau lũ, Huế trời nắng rất to nên lớp bùn dày nếu không được thu dọn sớm sẽ gây nên nạn ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng.

Bùn ngập đường Chi Lăng, TP. Huế. Ảnh: Đăng Khoa.

Lượng rác bị giữ lại trên các con đường, mắc vào cây, trụ điện cũng không nhỏ. Dưới chân cầu An Tây (phường An Đông), một lớp củi, rác các loại bám đầy vào chân cầu. Tình hình cũng tương tự ở nhiều cây cầu khác trong thành phố. Ở đường Lê Huân, một lượng rác lớn đã bị vướng lại vào các cây cảnh trồng hai bên đường .

Trong khi đó, một số người dân ý thức kém đã đổ rác thải chồng lên trên lớp bùn làm cho việc thu dọn càng trở nên khó khăn.

Nguy cơ dịch bệnh trong những ngày sau lũ rất cao nếu như không có các biện pháp chăm sóc sức khoẻ nhân dân một cách kịp thời.

Người dân ở các khu vực trũng, dân vạn đò phải di chuyển do lụt đã bắt đầu trở về nhà của mình. Tuy nhiên, theo chị Lê Thị Gái (phường Phú Hiệp) thì “thật khó

Theo VietNamNet

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN