Xây dựng hệ thống cảng biển hợp lý

29/10/2007 - 08:23

Khi xã hội phát triển càng cao thì tầm nhìn của quy hoạch cũng phải càng xa và rộng. Quy hoạch cảng biển chưa đạt được điều đó. VietNamNet xin giới thiệu bài thứ ba về chủ đề này của ông Ngô Lực Tải, Phó Chủ tịch Hội KHKT Biển TP.HCM.

Nghị quyết IV của TW khoá X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 xác định: “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.”

Đây là định hướng chiến lược hoàn chỉnh, đồng thời cũng là quan điểm chỉ đạo rõ ràng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển Việt Nam từ trước tới nay.

Cảng Rotterdam của Hà Lan được quy hoạch cách đây 150 năm, đến nay vânc là cảng lớn nhất Châu Âu (ảnh: www.prognoise.nl)
Cảng Rotterdam của Hà Lan được quy hoạch cách đây 150 năm, đến nay vẫn là cảng lớn nhất Châu Âu (ảnh: www.prognoise.nl)

Lịch sử của ngành đường biển thế giới cho thấy kinh tế biển luôn được coi là ngành mũi nhọn, trong đó vai trò chủ đạo là cảng biển. Nơi nào có cảng biển, nơi đó sẽ là thành phố với kinh tế, công nghiệp và giao thương phát triển. Cảng biển phồn vinh, kinh tế biển càng mạnh.

Để nói lời kết về những suy nghĩ liên quan đến quy hoạch và xây dựng hệ thống cảng biển Việt Nam, xin đề cập 3 vấn đề sau đây:

Nên thay đổi thời gian quy hoạch

Ai cũng biết, cảng biển là kết cấu hạ tầng quan trọng của kinh tế hàng hải, nó phải đi trước một bước để thúc đẩy các ngành kinh tế biển khác phát triển. Thời gian qua, việc này diễn ra không như ý muốn. Có người nói rằng do thiếu vốn đầu tư, cũng có quan điểm cho là do tư duy hạn hẹp. Nhưng sự thật hiển nhiên cho đến nay, tuy đã có chừng ấy cảng biển được phương tiện thông tin đại chúng giới thiệu là “tầm cỡ khu vực”, “tầm cỡ thế giới”... song chưa có cảng nào có thể tiếp nhận tàu trọng tải 50.000DWT hoặc tàu container sức chở 3000TEUs.

Rõ ràng, với những cảng biển hiện có, chúng ta đang rất lạc hậu so với một số nước trong khu vực và trên thế giới; trong khi kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao và nhà nước muốn đưa kinh tế biển vào vị trí chủ đạo để bảo đảm tính bền vững cho nền kinh tế quốc dân.

Quy hoạch là tiền đề cho mọi sự phát triển đúng hướng. Thông thường, quy hoạch của chúng ta chỉ giới hạn đến 20 năm. Đối với cảng biển cũng không ngoại lệ, được lập đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, nên khó tránh khỏi bị phá vỡ chỉ vài năm sau khi được duyệt. Tác giả của nó lý giải là do tầm nhìn quá ngắn, lo tập trung cho những c

Theo VietNamNet

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN

Liên kết hữu ích