04/04/2025

Sau ngày giải phóng 30-4-1975, tỉnh đã tiếp quản hầu hết các cơ sở hành chính, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học của chế độ cũ, hoạt động VHNT cũng chuyển từ thời chiến sang thời bình, tiếp thêm nguồn sinh khí mới cho nhân dân trong những tháng ngày còn nhiều khó khăn.

Trận đánh trái lớn nhất của du kích xã Thạnh Phú Đông đánh vào điểm địch rút quân sau khi càn quét làm nổ chết tại chỗ 35 tên bị thương 20 tên - Ký họa bút sắt 1972 của Họa sĩ Trường Chăm.

Trận đánh trái lớn nhất của du kích xã Thạnh Phú Đông đánh vào điểm địch rút quân sau khi càn quét làm nổ chết tại chỗ 35 tên bị thương 20 tên - Ký họa bút sắt 1972 của Họa sĩ Trường Chăm.

Bộ đội Tiểu đoàn 516 phục kích bắn trực thăng đổ dù tại Gò Tranh - ký họa bút sắt 1972 của Họa sĩ Trường Chăm.

Bộ đội Tiểu đoàn 516 phục kích bắn trực thăng đổ dù tại Gò Tranh - ký họa bút sắt 1972 của Họa sĩ Trường Chăm.

Nhớ lại ngày tiếp quản, họa sĩ Trường Chăm - hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, một trong những văn nghệ sĩ kỳ cựu của Bến Tre trưởng thành từ kháng chiến kể lại: “Sáng ngày 2-5-1975, trên 5 ngàn bức tranh khắc gỗ màu, điểm màu khổ 25x30cm với các nội dung: “Trong rào gai bình định”, “Quăng súng trở về với nhân dân”, “Tình nhân dân các nước”, “Đồng khởi đổi đời”, “Cầm súng để giải phóng quê hương”, “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”, “Xây dựng vùng giải phóng”, “Tiến lên toàn thắng ắt về ta” được dán treo khắp nơi trong nội ô thị xã, khắp đường phố, khắp nơi công cộng tạo nên một không khí sắc màu rực rỡ, có người phải thốt lên: “Đúng là thị xã Bến Tre tiếp quản bằng tranh”. Ngoài ra có hàng chục cụm pano khổ 2x3m được dựng khắp nơi của mọi ngã ba ngã tư thành phố. Còn đặc biệt hơn có 3 bức chân dung Bác Hồ khổ 3x4m được treo rất trang nghiêm 3 mặt ở bùng binh thị xã bây giờ là bùng binh An Hội”.

Họa sĩ Trường Chăm. Ảnh: Thanh Đồng

Họa sĩ Trường Chăm. Ảnh: Thanh Đồng

Đó là những dấu ấn của VHNT tỉnh nhà trong thời khắc đặc biệt của quê hương. Giải phóng, tỉnh chủ trương nhanh chóng chuyển những hoạt động VHNT từ thời chiến sang thời bình phục vụ sát sườn những nhiệm vụ trước mắt. Bên cạnh đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, việc bài trừ văn hóa, văn nghệ phản động - tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới trên địa bàn tỉnh được xúc tiến mạnh mẽ và kiên quyết.

Phong trào văn hóa - văn nghệ, thể thao lúc này có tính quần chúng rộng rãi, sôi nổi, có nội dung tốt và lành mạnh được đông đảo quần chúng tham gia. Trong các xóm ấp, các đội văn nghệ quần chúng được thành lập với các hoạt động tự biên, tự diễn thu hút đông đảo đồng bào tham dự. Các đoàn nghệ thuật, đội chiếu phim đã xuống các vùng nông thôn, vùng căn cứ cách mạng để phục vụ nhân dân.

Thời hoàng kim của phát hành phim và chiếu bóng thập niên 70. Ảnh tư liệu

Thời hoàng kim của phát hành phim và chiếu bóng thập niên 70. Ảnh tư liệu

Trong hoàn cảnh đời sống vật chất còn thiếu thốn, khó khăn gây nên tâm trạng băn khoăn trong một bộ phận quần chúng, chính nhờ có hoạt động văn hóa cách mạng do Đảng tổ chức và lãnh đạo đã đem lại cho nhân dân một nguồn vui mới, một sinh khí thoải mái về đời sống văn hóa. Nhờ đó bước đầu kịp thời đáp ứng một số yêu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao cách mạng, nên ảnh hưởng văn hóa nô dịch, phản động của chủ nghĩa thực dân mới bị đẩy lùi, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân lành mạnh, tiến bộ hơn trước.

Đoàn Văn công giải phóng, Đoàn Ca múa biểu diễn phục vụ nhân dân. Ảnh tư liệu.

Đoàn Văn công giải phóng, Đoàn Ca múa biểu diễn phục vụ nhân dân. Ảnh tư liệu.

Tỉnh ủy cũng đã có Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 15-5-1984, đưa ra những định hướng quan trọng về hoạt động văn hóa - xã hội của tỉnh. Năm 1984 cả tỉnh có 20 đơn vị chiếu bóng, tỉnh có 4 rạp chiếu bóng, 5 đội nghệ thuật chuyên nghiệp, nhiều cơ quan, xí nghiệp, xã phường có đội văn nghệ nghiệp dư. Tuy nhiên giai đoạn này, nhiều xã nông thôn vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến, các xã ven biển, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, các hoạt động văn hóa - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu tối thiểu của nhân dân.

Múa hoa đầu Xuân 1975. Ảnh tư liệu

Múa hoa đầu Xuân 1975. Ảnh tư liệu

Em đi về hướng bom. Ảnh tư liệu

Em đi về hướng bom. Ảnh tư liệu

Năm 1980, Hội VHNT Nguyễn Đình Chiểu được thành lập, tạo tiền đề và là cơ sở pháp lý để đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà tiếp tục phát triển và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm đúng định hướng, chỉ đạo của Nghị quyết Đảng, nhằm gặt hái thành quả văn học nghệ thuật ngày càng cao, phục vụ hiệu quả công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Có thể nói tất cả các hoạt động VHNT đều hình thành và phát triển xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, từ nhu cầu hưởng thụ tinh thần của nhân dân và được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền, VHNT địa phương nói riêng và cả nước nói chung đã đạt được những thành tựu to lớn, có tác động tích cực đến phát triển xã hội, góp phần đắc lực phục vụ mục tiêu lớn: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chiếu bóng lưu động phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Chiếu bóng lưu động phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Giai đoạn bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng từ 1986-1990, 1990-1995, đời sống nhân dân dần ổn định, có một bộ phận được nâng lên về đời sống vật chất, làm ăn kinh tế có thu nhập cao hơn trước do có vốn, tay nghề, biết kinh doanh. Đời sống tinh thần của nhân dân từng bước cũng được cải thiện, mức hưởng thụ văn hóa, văn nghệ phong phú và đa dạng hơn trước. Nhiều hộ đã sắm được tivi, cát-xét, radio nên nắm được thông tin về kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật.

VHNT trong giai đoạn này chú trọng khôi phục, bảo vệ các hình thức văn hóa truyền thống, tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa, văn minh, bài trừ hủ tục lạc hậu, nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục truyền thống của dân tộc và quê hương. Hội VHNT Nguyễn Đình Chiểu liên tiếp tổ chức nhiều đợt sáng tác để tham gia các cuộc thi trong khu vực và toàn quốc.

Hoạt động sáng tác của các nghệ sĩ nhiếp ảnh Hội VHNT Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh Nguyễn Hải

Hoạt động sáng tác của các nghệ sĩ nhiếp ảnh Hội VHNT Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh Nguyễn Hải

Chấm giải Hội thi ảnh đẹp. Ảnh: Nguyễn Hải

Chấm giải Hội thi ảnh đẹp. Ảnh: Nguyễn Hải

Công tác quản lý văn hóa, văn nghệ được tăng cường. Việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, nông thôn mới gắn với phong trào nhân dân tự quản ở xã, phường tiếp tục phát triển. Các lĩnh vực đều có sự nỗ lực, chuyển biến rõ rệt, nhằm phát huy vai trò con người với tư cách vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Nhà thơ Kim Ba - Chủ tịch Hội VHNT Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Thanh Đồng

Nhà thơ Kim Ba - Chủ tịch Hội VHNT Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Thanh Đồng

Nhà thơ Kim Ba - Chủ tịch Hội VHNT Nguyễn Đình Chiểu nhận xét: Dưới ánh sáng các Nghị quyết của Đảng về văn hóa, VHNT trong đó nổi bật là các Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn học Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghị quyết 23 ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và sau này là Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đã cho thấy Đảng luôn có sự quan tâm sâu sát đến sự phát triển của đội ngũ văn nghệ sĩ, đến hoạt động của các Hội VHNT địa phương. Đó cũng là nền tảng cốt yếu, cơ bản để hoạt động VHNT phát triển đúng hướng, “ích nước, lợi dân”, tránh được, hay nói đúng hơn là hạn chế tới mức tối đa những bước đi sai lầm, chệch hướng, viển vông, phù phiếm, không theo kịp và hỗ trợ tiến bộ xã hội - là bài học kinh nghiệm quý báu đã từng xảy ra trong lịch sử phát triển văn học cách mạng.

Công tác bồi dưỡng, đào tạo văn nghệ sĩ trên các lĩnh vực luôn được chú trọng. Năm 1980, Đảng và Nhà nước đã tuyển chọn các văn nghệ sĩ có tâm huyết và khả năng để đi đào tạo chính quy. Qua đào tạo, lớp nghệ sĩ trưởng thành từ kháng chiến vững vàng hơn về chuyên môn, tiếp tục sáng tạo ra nhiều tác phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội mới, cổ vũ nhân dân tham gia xây dựng, kiến thiết đất nước.

Hơn 300 hội viên của Hội VHNT Nguyễn Đình Chiểu với 72 anh chị em là hội viên cấp Trung ương cùng các cộng tác viên hoạt động không chuyên trên các lĩnh vực VHNT cơ bản đáp ứng sự hưởng thụ của nhân dân và yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Văn nghệ sĩ dưới sự lãnh đạo của Đảng luôn rất nhiệt tình, sát cánh với quần chúng nhân dân, sáng tác ra các tác phẩm đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của quần chúng nhân dân.

Sự phát triển và đạt được những thành tựu nổi bật của VHNT Bến Tre 50 năm qua là kết quả của những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, phát huy năng lực sáng tạo không ngừng của mỗi văn nghệ sĩ, đồng sức, đồng lòng, đoàn kết, gắn bó toàn tâm toàn ý phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ tinh thần của nhân dân.

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ bế mạc Trại sáng tác văn học đề tài

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ bế mạc Trại sáng tác văn học đề tài "Chiến tranh cách mạng và người lính trên quê hương Đồng Khởi” do Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu tổ chức. Ảnh: Ánh Nguyệt

Lịch sử của vùng đất, cảnh quan thiên nhiên ba dải cù lao, sự anh dũng của con người Bến Tre chính là những chất liệu phong phú, tạo nên cảm hứng cho người nghệ sĩ không ngừng sáng tác. Và đáp lại những ân tình của quê hương dành cho mình, các văn nghệ sĩ Bến Tre đã bền bỉ sáng tác, như con tằm miệt mài nhả tơ, đem đến cho đời những tác phẩm kết tinh từ tâm huyết.

Nhà văn Nguyễn Thảo Nguyên (bìa phải) và các nhà thơ tại buổi họp mặt, giới thiệu 2 tập thơ mới của hội viên Phân hội Văn học. Ảnh: Thanh Đồng

Nhà văn Nguyễn Thảo Nguyên (bìa phải) và các nhà thơ tại buổi họp mặt, giới thiệu 2 tập thơ mới của hội viên Phân hội Văn học. Ảnh: Thanh Đồng

Nhà văn Nguyễn Thảo Nguyên chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng mình may mắn có được một số thu hoạch, không lớn lắm đâu nhưng là nguồn động viên để tôi tiếp tục cầm viết, phấn đấu cho chính bản thân mình. Đối với tôi, ý nghĩa nhất là bản thân tôi đã tiếp thu được những kinh nghiệm và có sự hỗ trợ của các anh em trong phân hội”.

Nghệ sĩ Võ Thị Trí (đứng giữa) biểu diễn một trích đoạn trong vở cải lương

Nghệ sĩ Võ Thị Trí (đứng giữa) biểu diễn một trích đoạn trong vở cải lương "Người chị xứ Dừa".

Theo Nghệ sĩ Võ Thị Trí - Đoàn Nghệ thuật Cải lương Bến Tre: “Tôi vẫn nhớ mãi lời dặn dò của các anh chị đi trước: Đứng trên sân khấu, không có vai diễn lớn hay nhỏ mà là ở vai diễn nào mình cũng phải đặt cái tâm của mình vào đó thì khán giả sẽ nhận ra mình. Từ một người không qua trường lớp sân khấu chính quy, đến nay mình được khán giả đón nhận là điều vinh dự và tự hào lớn lao đối với tôi. Có khổ luyện mới thành công”.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Đoàn Văn công giải phóng Bến Tre, Ngày Thơ Việt Nam và Đoàn Cải lương Bến Tre. Ảnh: Thanh Đồng - CTV

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Đoàn Văn công giải phóng Bến Tre, Ngày Thơ Việt Nam và Đoàn Cải lương Bến Tre. Ảnh: Thanh Đồng - CTV

Những nỗ lực và thành quả sáng tạo của văn nghệ sĩ Bến Tre đã được ghi nhận và vinh danh thông qua nhiều giải thưởng cấp tỉnh, cấp khu vực, trung ương và cả quốc tế trên rất nhiều lĩnh vực từ văn học, âm nhạc, mỹ thuật đến nhiếp ảnh, sân khấu. Trong đó, giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu của tỉnh đã trao giải cho gần 60 tác giả đã có nhiều cống hiến cho văn học nghệ thuật tỉnh nhà trong kháng chiến cũng như các tác giả trưởng thành sau năm 1975, là lực lượng nòng cốt cho phong trào hoạt động văn học nghệ thuật của tỉnh nhà.

Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Bến Tre đạt giải quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đợt I (2021 - 2023). Ảnh: CTV

Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Bến Tre đạt giải quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đợt I (2021 - 2023). Ảnh: CTV

Trao giải thưởng VHNT lần thứ 1 cho các nghệ sĩ lão thành và các nghệ sĩ đã hy sinh trong cuộc chống Mỹ cứu nước. Ảnh: Nguyễn Hải

Trao giải thưởng VHNT lần thứ 1 cho các nghệ sĩ lão thành và các nghệ sĩ đã hy sinh trong cuộc chống Mỹ cứu nước. Ảnh: Nguyễn Hải

Trong bối cảnh hiện nay, khi điều kiện hưởng thụ các sản phẩm văn hóa tinh thần của người dân ngày càng đa dạng, các đơn vị hoạt động VHNTcủa tỉnh luôn đặc biệt quan tâm đến xây dựng các chương trình, sản phẩm phù hợp với thị hiếu của nhân dân.

Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Nguyễn Hoài Anh. Ảnh NVCC

Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Nguyễn Hoài Anh. Ảnh NVCC

Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Nguyễn Hoài Anh cho biết: Trong từng sản phẩm, chương trình, hoạt động của mình, chúng tôi cũng lồng ghép vào đó các tác phẩm VHNT để vừa lan tỏa, phát huy giá trị của các tác phẩm VHNT vừa đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đến với nhân dân nhiều hơn thông qua các hoạt động VHNT.

Bên cạnh đó, trung tâm còn tổ chức nhiều hoạt động liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng, tạo được phong trào văn nghệ cộng đồng sôi nổi. Qua các hoạt động đã phát hiện ra các hạt nhân, nhân tố mới trong phong trào văn học nghệ thuật của tỉnh nhà, từ đó có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển các nhân tố mới cho VHNT tỉnh nhà.

Phát triển các hình thức của phong trào văn nghệ quần chúng tại cơ sở. Ảnh: Thanh Đồng

Phát triển các hình thức của phong trào văn nghệ quần chúng tại cơ sở. Ảnh: Thanh Đồng

Đồng thời phối hợp với các ngành, đoàn thể, địa phương để tổ chức các hoạt động, hỗ trợ các phong trào VHNT ở cơ sở, đem di sản văn hóa lồng ghép vào các hoạt động giúp cho người dân hiểu biết về di sản văn hóa và để khai thác, phát huy, cho di sản tiếp tục sống với thời gian. Lồng ghép tổ chức các hoạt động câu lạc bộ đội nhóm sở thích để người dân có nơi sinh hoạt, người dân cũng được định hướng, hỗ trợ, hướng dẫn để mỗi người dân không chỉ là người hưởng thụ các sản phẩm VHNT mà còn là người sáng tạo ra các sản phẩm VHNT để cộng đồng cùng thụ hưởng.

Biểu diễn hát sắc bùa Phú Lễ trong sự kiện họp mặt ngày di sản văn hóa Việt Nam. Ảnh: Thanh Đồng

Biểu diễn hát sắc bùa Phú Lễ trong sự kiện họp mặt ngày di sản văn hóa Việt Nam. Ảnh: Thanh Đồng

Tiết mục văn nghệ khai mạc các hoạt động ngày hội truyền thống văn hóa tỉnh Bến Tre năm 2024. Ảnh Thanh Đồng

Tiết mục văn nghệ khai mạc các hoạt động ngày hội truyền thống văn hóa tỉnh Bến Tre năm 2024. Ảnh Thanh Đồng

Đứng trước sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc tế và nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự tiến triển nhanh chóng của công nghệ số vừa đem lại những cơ hội, vừa tạo ra thách thức mới trong việc xây dựng và phát triển các hoạt động VHNT. Mạng xã hội phổ biến rộng rãi, công nghệ ChatGPT - chatbot trí tuệ nhân tạo ngày càng lớn mạnh đã và đang trở thành thách thức trực diện đối với các hoạt động sáng tạo VHNT cũng như trình diễn văn hóa, văn nghệ. Điều này càng đặt ra cho người văn nghệ sĩ càng phải tự đổi mới mình.

Nhạc sĩ Lan Phong chia sẻ: “Nhạc sĩ cần trui rèn nghề nghiệp, đừng thỏa mãn với chính mình, đồng thời quan tâm đào tạo đến đội ngũ kế thừa, các anh em có năng khiếu cần cố gắng phấn đấu hơn nữa, lực lượng nghệ sĩ lớn tuổi phát huy trách nhiệm của mình để tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Các câu lạc bộ chính là nơi để rèn luyện gần gũi nhất cho lớp kế thừa, trao đổi với nhau để có thêm nhiều tác phẩm mới. có như vậy mới mạnh và có hướng đi chắc chắn. Cơ quan quản lý cần có sự quan tâm đầu tư nhất định để phát triển. Lớp nghệ sĩ trẻ cần đặt mình gần gũi với thực tế, khai thác các giá trị của quê hương để sáng tạo nên các tác phẩm mang hơi thở thời đại, gắn với thực tế, người nghệ sĩ cần chắt chiu cho tác phẩm của mình để tác phẩm nghệ thuật tạo ra được nhân dân đón nhận và lan tỏa”.

Tiết mục trình diễn âm nhạc truyền thống dân tộc Khmer. Ảnh: Thanh Đồng

Tiết mục trình diễn âm nhạc truyền thống dân tộc Khmer. Ảnh: Thanh Đồng

Một tiết mục trình diễn tại chương trình Giao lưu văn nghệ “Khúc hát tôi yêu”. Ảnh: Ánh Nguyệt

Một tiết mục trình diễn tại chương trình Giao lưu văn nghệ “Khúc hát tôi yêu”. Ảnh: Ánh Nguyệt

Việc trẻ hóa đội ngũ sáng tác văn học nói riêng và hoạt động VHNT tỉnh nhà nói chung là vấn đề không mới và được đề cập nhiều như là một giải pháp để thúc đẩy phát triển văn học nghệ thuật của tỉnh. Theo các văn nghệ sĩ trong ngành, “tìm kiếm” là giải pháp mang tính chủ động khi thực tế trên địa bàn tỉnh không thiếu những cây bút trẻ. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh quảng bá các tác phẩm, lan tỏa các hội thi, phong trào sáng tác, các hoạt động giao lưu, trao đổi để thu hút sự quan tâm của người sáng tác trẻ, gieo mầm sáng tác trong thiếu nhi, giới trẻ. 

Cùng với đó là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số để thực hiện các kênh thông tin, giới thiệu tác phẩm nghệ thuật của hội viên, quan tâm bồi dưỡng văn nghệ sĩ trẻ, kế thừa, có kế hoạch thiết thực để phát hiện, bồi dưỡng các tác giả trẻ và các chi hội địa phương. Hội VHNT Nguyễn Đình Chiểu cần phát huy vai trò của mình và nâng cao hơn trách nhiệm của văn nghệ sĩ đối với quê hương, tích cực cống hiến các tác phẩm nghệ thuật phục vụ trực tiếp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Nhà văn Trương Văn Tuấn được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam và Phân hội Văn học, Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Thanh Đồng

Nhà văn Trương Văn Tuấn được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam và Phân hội Văn học, Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Thanh Đồng

Nhà văn Trương Văn Tuấn chia sẻ: “Là một người trẻ hoạt động trong lĩnh vực VHNT, tôi vô cùng trân trọng những khởi sắc của quê hương Bến Tre sau 50 năm đổi mới và phát triển. Đó là một hiện thực đẹp đẽ để chúng tôi có cơ hội phản ánh vào từng tác phẩm, là cơ hội để chúng tôi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, con người, lịch sử và văn hóa xứ Dừa. Để đồng hành cùng công cuộc đổi mới và phát triển VHNT, tôi cho rằng người sáng tác phải có trách nhiệm truyền cảm hứng, khơi dậy lòng tự hào, tinh thần đổi mới, sáng tạo trong nhân dân. Để làm được điều đó, người sáng tác phải trau dồi tư duy, đổi mới nội dung, hình thức để tác phẩm vừa có bản sắc quê hương vừa bắt kịp xu hướng thời đại”.

Phát triển từ nền tảng Đề cương Văn hóa Việt Nam, trong nhiều thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, định hướng quan trọng nhằm thực hiện 2 mục tiêu là phát triển con người và phát triển văn hóa. Trong đó, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa, trong đó VHNT là một bộ phận không thể tách rời.

Một phân cảnh trong vở cải lương

Một phân cảnh trong vở cải lương "Người chị Xứ Dừa". Ảnh: Ánh Nguyệt

Tại Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục xác định xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế vẫn là một trong những vấn đề cơ bản của đất nước giai đoạn mới. Muốn phát triển bền vững đất nước, không chỉ văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội, mà phải xây dựng và phát triển văn hóa, con người - tạo sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững.

Từ định hướng chung này, các cấp, ngành, địa phương sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, của tỉnh trên lĩnh vực VHNT cũng như gắn hoạt động VHNT với công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển toàn diện kinh tế - xã hội tỉnh nhà, phong trào thi đua “Đồng Khởi mới” cũng như thực hiện hệ 10 giá trị cốt lõi xây dựng con người Bến Tre phát triển toàn diện, gia đình hạnh phúc, tiến bộ.

Tiết mục dự thi hội thi âm nhạc truyền thống “Đờn ca tài tử Nam Bộ và diễn xướng dân gian” tỉnh năm 2023.

Tiết mục dự thi hội thi âm nhạc truyền thống “Đờn ca tài tử Nam Bộ và diễn xướng dân gian” tỉnh năm 2023.

Biểu diễn trích nội dung truyện thơ Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu.

Biểu diễn trích nội dung truyện thơ Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu.

Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Nguyễn Hoài Anh: “Người làm văn hóa văn nghệ cần hiểu được nguồn cội của mình, hiểu rõ văn hóa bản địa để từ đó mình mới thẩm thấu và đem các giá trị văn hóa đến với cộng đồng. Các hoạt động văn hóa văn nghệ hiện cũng không đứng ngoài lề của tiến trình chuyển đổi số, người làm văn hóa cần thích nghi, xâm nhập và hòa mình vào tiến trình chung của xã hội.

Các sản phẩm văn hóa cần hướng đến từng đối tượng cụ thể, khai thác không gian mạng xã hội để sáng tạo các sản phẩm văn hóa nghệ thuật mới mẻ trên cái nền văn hóa bản địa truyền thống. Không gian sáng tạo nghệ thuật không nên bị trói buộc trong một thiết chế văn hóa nào mà cần mở rộng đến các địa điểm công cộng để đông đảo cộng đồng được thụ hưởng và sáng tạo để các giá trị văn hóa được phát triển và hơi thở của văn hóa nghệ thuật hiện đại cũng được tiếp tục hòa vào dòng chảy phát triển của văn hóa dân tộc”.

Chương trình giới thiệu tác giả, tác phẩm Nhạc sĩ Võ Đăng Tín. Ảnh: Thanh Đồng

Chương trình giới thiệu tác giả, tác phẩm Nhạc sĩ Võ Đăng Tín. Ảnh: Thanh Đồng

Công tác tuyên truyền, quảng bá các tác phẩm VHNT cần được đổi mới hình thức theo hướng phù hợp với thời đại, để các giá trị từ hoạt động VHNT thấm sâu vào đời sống tinh thần của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục tri thức, truyền thống, hình thành nhân cách.

Họp mặt văn nghệ sĩ đầu Xuân Giáp Thìn 2024. Ảnh: Thanh Đồng

Họp mặt văn nghệ sĩ đầu Xuân Giáp Thìn 2024. Ảnh: Thanh Đồng

Bên cạnh đó, ở góc độ quản lý nhà nước lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm rà soát, bổ sung, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với hoạt động VHNT như chế độ lương, nhuận bút, đãi ngộ tài năng, bồi dưỡng lao động nghề nghiệp... Tăng mức đầu tư cho VHNT, đồng thời tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động xã hội hóa các hoạt động VHNT để tăng cường nguồn lực cho phát triển VHNT. tăng cường quảng bá các tác phẩm VHNT.

Đại biểu tham dự tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật Bến Tre sau ngày đất nước thống nhất (30-4-1975 – 30-4-2025), những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Ảnh: Thanh Đồng

Đại biểu tham dự tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật Bến Tre sau ngày đất nước thống nhất (30-4-1975 – 30-4-2025), những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Ảnh: Thanh Đồng

50 năm là một chặng đường để nói lên cả một giai đoạn phát triển đầy tự hào của VHNT Bến Tre. VHNT Bến Tre đã hình thành và phát triển, hòa trong trào lưu chung của VHNT Việt Nam, phản ánh thực tiễn, làm vui tinh thần và cuộc sống, tô đẹp quê hương cũng như góp phần hun đúc nên hệ giá trị con người Bến Tre: “Yêu nước, Nhân ái, Nghĩa tình, Trung thực, Bản lĩnh, Tự cường, Tự trọng, Trách nhiệm, Hợp tác, Sáng tạo” như ngày nay.

Với những truyền thống đầy tự hào, văn nghệ sĩ Bến Tre cũng như các cấp ngành, đơn vị tiếp tục phát huy tài năng, sáng tạo các tác phẩm VHNT có giá trị và xứng tầm với sứ mệnh của mình cùng quê hương, đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ ngày càng phong phú, đa dạng.  Ảnh: Trung Hiếu

Hoạt động văn hóa, văn nghệ ngày càng phong phú, đa dạng. Ảnh: Trung Hiếu

----------------------

THỰC HIỆN
Nội dung: Thanh Đồng

Thiết kế: Mỹ Hạnh