Chủ trì hội thảo. Ảnh: Huyền Trang
Hội thảo đã được nghe phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; phát biểu của đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; phát biểu của đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, quê hương đồng chí Huỳnh Tấn Phát và 12 ý kiến tham luận trực tiếp tại hội trường.
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu. Ảnh: Ngọc Thạch
Phát biểu kết luận hội thảo, Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng: Với tinh thần khoa học, các tham luận được nghiên cứu công phu, đề cập toàn diện, đi sâu phân tích, luận giải góp phần làm sâu sắc thêm những nội dung theo chủ đề của hội thảo, thể hiện sự kính trọng và tri ân sâu sắc đối với đồng chí Huỳnh Tấn Phát. Từ các tham luận và ý kiến phát biểu tại hội thảo, có thể rút ra một số kết luận sau:
Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu bế mạc hội thảo. Ảnh: Hữu Hiệp
Hội thảo khẳng định truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng của quê hương Bến Tre, của gia đình, dòng họ nội ngoại, nhất là cụ cố nội, cụ cố ngoại và đặc biệt chứng kiến cảnh nước mất, đồng bào sống cơ cực, lầm than dưới ách quân xâm lược đã sớm hình thành tình cảm yêu nước, thương dân. Đó chính là những nhân tố thúc đẩy quá trình giác ngộ lý tưởng cộng sản, đi theo con đường cách mạng và hình thành nhân cách cao đẹp của đồng chí Huỳnh Tấn Phát.
Bí thư Trung ương Đảng - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tham luận tại hội thảo. Ảnh: Ngọc Thạch
Hội thảo đã thống nhất cao, khẳng định những đóng góp to lớn của đồng chí Huỳnh Tấn Phát trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Tiêu biểu là việc tuyên truyền, giác ngộ, tập hợp lực lượng, tích cực tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam, đặc biệt là tham gia thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp đối nội, đối ngoại của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; cùng với đó là lãnh đạo khôi phục kinh tế, ổn định chính trị - xã hội sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Ngữ phát biểu tham luận tại hội thảo. Ảnh Huyền Trang
Hội thảo đã nêu bật những đóng góp của đồng chí Huỳnh Tấn Phát trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trên các cương vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, MTTQ Việt Nam, đồng chí đã tích cực hoạt động góp phần quan trọng vào thành công của tiến trình thực hiện thống nhất đất nước về mặt Nhà nước; đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công tác Mặt trận, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giúp chúng ta vượt qua thời kỳ nhiều biến động với những khó khăn, thử thách trong những năm 80 của thế kỷ XX.
Đồng chí Đỗ Xuân Tuất - Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Huyền Trang
Hội thảo đã phân tích, làm sâu sắc nội dung đồng chí Huỳnh Tấn Phát là nhà trí thức cách mạng tiêu biểu cho tinh thần, trách nhiệm của lớp thanh niên trí thức Việt Nam trước vận mệnh của nước nhà, đã đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, dấn thân vào con đường cách mạng đầy gian nan, nguy hiểm, nhưng cũng hết sức vẻ vang, cao đẹp; trở thành một ngọn cờ tiêu biểu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế; là một kiến trúc sư tài năng, đã góp phần “làm đẹp Tổ quốc, làm đẹp cách mạng, làm đẹp cuộc đời…”. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, trên bất cứ cương vị nào, đồng chí Huỳnh Tấn Phát cũng thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân, suốt đời tận tụy, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, luôn phát huy phẩm chất kiên cường của người cộng sản, mẫu mực về đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, gắn bó mật thiết với nhân dân... theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Ông Huỳnh Trung Hiếu - cháu đồng chí Huỳnh Tấn Phát trình bày tham luận. Ảnh: Hữu Hiệp
Hội thảo đã đề cập, luận giải về đồng chí Huỳnh Tấn Phát với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Bến Tre. Mặc dù sớm rời quê hương đi học và hoạt động cách mạng, ít có dịp về thăm nhưng đồng chí Huỳnh Tấn Phát luôn hướng về quê hương Bến Tre với tình cảm sâu nặng ân tình và tâm nguyện được góp sức xây dựng quê hương giàu mạnh. Cuộc đời cách mạng cao đẹp của đồng chí Huỳnh Tấn Phát luôn là niềm tự hào to lớn, là động lực tinh thần cổ vũ các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân Bến Tre học tập, noi theo.
Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Huyền Trang
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chung sức, đồng lòng, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, sớm hiện thực hóa mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đáp ứng ước nguyện thiêng liêng, cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bậc lãnh đạo tiền bối, trong đó có đồng chí Huỳnh Tấn Phát. Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát được tổ chức hôm nay là sự tri ân những công lao, cống hiến của đồng chí đối với Đảng, cách mạng Việt Nam và quê hương Bến Tre, đồng thời là hình thức tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy niềm tự hào, tinh thần học tập tấm gương người trí thức cách mạng mẫu mực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là hệ trẻ Việt Nam.
Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Huyền Trang
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo. Ảnh: Thanh Đồng
“Ban Tổ chức xin tiếp thu tất cả ý kiến của các nhà khoa học, quý vị đại biểu, trên cơ sở đó tổ chức biên tập, chỉnh lý, bổ sung làm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và tuyên truyền về đồng chí Huỳnh Tấn Phát trong thời gian tới. Từ kết quả tại hội thảo hôm nay, tôi đề nghị trong thời gian tới: Các cơ quan nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu, luận giải, phát hiện và làm rõ những vấn đề mới, để bổ sung, làm sâu sắc hơn về cuộc đời, phẩm chất đạo đức cao đẹp và những cống hiến của đồng chí Huỳnh Tấn Phát đối với cách mạng Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cách mạng; qua đó góp phần tuyên truyền, củng cố, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tấm gương của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng. Các cấp ủy Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin, tuyên truyền tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Huỳnh Tấn Phát bằng hình thức phù hợp. Tập trung tuyên truyền vận dụng những bài học kinh nghiệm, những di sản, tinh thần cách mạng của đồng chí trong công tác tuyên truyền giác ngộ cách mạng, vận động quần chúng, tập hợp lực lượng; tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế; trong công tác đối ngoại, nâng cao vị thế, uy tín quốc gia; xây dựng nền nghệ thuật kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc; tư duy đối với văn nghệ sĩ, trí thức... Cổ vũ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân học tập và noi gương đồng chí Huỳnh Tấn Phát, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, ra sức phấn đấu thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” - đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyện giáo Trung ương nhấn mạnh.
Hữu Hiệp