Cục trưởng Cục Báo chí Nguyễn Thanh Lâm trình bày tại lớp tập huấn.
Hội nghị tập huấn đã đề cập đến: Một số nguy cơ đối với báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số; giải pháp tăng cường an toàn tác nghiệp cho nhà báo trong môi trường số. Người dùng sử dụng máy tính, mạng xã hội, thiết bị di động, mạng công cộng, bảo mật tài khoản… đứng trước nguy cơ mất an toàn thông tin. Khi mất an toàn thông tin, người dùng sẽ đứng trước rủi ro mất dữ liệu (mất tiền), máy tính hoạt động không ổn định, bị lợi dụng làm bàn đạp để tấn công các máy tính khác trong mạng, tham gia vào mạng botnet.
Theo các nguyên cứu cho thấy, lộ lọt thông tin xuất phát từ 2 nguyên nhân là sự bất cẩn của người dùng và nhà quản lý thông tin. Khi bị lộ lọt thông tin, người dùng phải chịu hậu quả: Gặp rắc rối vì tin rác, tin nhắn quảng cáo… lừa đảo trên mạng (sử dụng hình ảnh thật của người dùng mạng xã hội để tạo nên những tài khoản giả mạo, lừa chính bạn bè, người thân của họ); tội phạm mạng (có thể sử dụng chính những thông tin do chính chủ tự nguyện cung cấp để đe dọa tống tiền, bắt cóc, hoặc lừa người sử dụng chuyển tiền vào tài khoản của tội phạm).
Vì vậy, việc bảo vệ dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân rất là quan trọng. Bảo vệ dữ liệu cá nhân tức là bảo vệ dữ liệu có liên quan đến cá nhân trước sự lạm dụng; bảo vệ cá nhân không bị thiệt thòi trong quyền tự quyết định về thông tin của chính mình thông qua việc sử dụng dữ liệu liên quan đến cá nhân của họ; để tránh những thiệt hại do thông tin cá nhân bị xâm phạm bất hợp pháp và bị lạm dụng.
Bên cạnh đó, báo cáo viên còn giới thiệu, nhận diện các loại mã độc phổ biến, tấn công bằng mã độc, cơ chế lây lan của mã độc. Từ đó, đưa ra một số phương thức cơ bản bảo vệ dữ liệu cá nhân. Khi sử dụng mạng xã hội, facebook, twitter không tiết lộ địa chỉ thực tế, lịch công tác, thông tin liên quan đến công việc của mình tại cơ quan; mật khẩu mạnh; suy nghĩ và cân nhắc kỹ về những gì viết và đăng trên mạng; xin phép trước khi đăng tải những bức ảnh và các câu chuyện của họ. Sử dụng máy tính có hệ điều hành và các ứng dụng có bản quyền; thường xuyên update hệ điều hành; luôn sử dụng các chương trình bảo mật cho hệ điều hành (Windows defender, antivirus); chính sách password cho máy tính; backup dữ liệu; disable các User không sử dụng; chú ý khi sử dụng USB; sử dụng email an toàn. Sử dụng điện thoại di động có thiết lập password khóa màn hình; Update hệ điều hành; cài các ứng dụng tin cậy. Sử dụng mạng công cộng tắt network sharing; dùng VPN nếu muốn truy cập vào các trang đăng nhập; dùng các trang có https://. Bảo mật tài khoản đăng nhập: cấu hình xác thực 2 bước tài khoản gmail; mật khẩu mạnh, thay đổi mật khẩu định kỳ; không chia sẻ password cho người khác; luôn logout tài khoản sau khi sử dụng trên máy tính của người khác…
Đối với nhà báo cần phải xác minh rõ thông tin liên quan đến sự cố từ nguồn chính thống trước khi đăng tải; số liệu công bố trên báo phải đảm bảo tính chính xác; gắn bó với đầu mối là cơ quan an toàn thông tin để dễ dàng trong xác minh; tăng cường đảm bảo an toàn thông tin; có nhiều bài viết hướng dẫn người dùng cách đảm bảo an toàn thông tin. Quan trọng nhất vẫn là từng phóng viên, biên tập viên phải tự trang bị cho mình kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin…
Tin, ảnh: Trần Quốc