14/02/2023 - 06:32
 
 

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

 

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát sinh ngày 15-2-1913, tại làng Tân Hưng, quận An Hóa, tỉnh Mỹ Tho (nay là ấp Tân Hưng, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) trong một gia đình địa chủ phá sản. Năm 6 tuổi, ông về sống và học tập ở quê ngoại là xã Điều Hòa, Mỹ Tho (nay nằm trên đường Trịnh Hoài Đức, Phường 2, TP. Mỹ Tho), sau đó theo học tại Trường Petrús Ký ở Sài Gòn.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Ông Huỳnh Tấn Phát và bà Bùi Thị Nga. Ảnh tư liệu

Từ nhỏ, Huỳnh Tấn Phát đã bộc lộ tư chất thông minh, khéo léo, học giỏi, đặc biệt có năng khiếu vẽ và diễn thuyết. Ông là một sinh viên ưu tú của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Hà Nội), là thủ khoa ngành Kiến trúc năm 1938. Trong quá trình học tập, người thanh niên Huỳnh Tấn Phát khi ấy không chỉ nổi bật về tài năng và trình độ học vấn mà ông còn tham gia sôi nổi trong mọi hoạt động của Tổng hội sinh viên Đông Dương và Hội Ái hữu sinh viên Nam Kỳ, sớm hình thành tình cảm cách mạng và có nhận thức về phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cao Văn Dũng cho biết: “Đồng chí Huỳnh Tấn Phát là nhà trí thức yêu nước có uy tín lớn, tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước thương dân, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc, người cộng sản kiên trung, mẫu mực, kiến trúc sư tài năng, sáng tạo. Ông thể hiện một phẩm chất đạo đức cao đẹp của người cộng sản, đó là luôn trung thành vô hạn với lý tưởng cộng sản, phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, luôn yêu thương, quý trọng, gần gũi với nhân dân, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước Tổ quốc, trước nhân dân. Ông là người chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng, có lối sống liêm khiết, giản dị, khiêm nhường. Ông là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là tấm gương sáng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo”.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát với đồng chí Võ Văn Kiệt và ông Trần Bạch Đằng dự cuộc họp bộ chỉ huy tiền phương chuẩn bị tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát  với các đồng chí trong Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam. Ảnh tư liệu

Là một kiến trúc sư có tài, được sự chú ý đặc biệt trong giới trí thức Nam Kỳ và cả sự ngưỡng mộ của người Pháp nhưng Huỳnh Tấn Phát đã chọn con đường làm cách mạng. Đồng chí tích cực tham gia phong trào “Truyền bá Quốc ngữ”, phong trào “Cứu trợ nạn đói Bắc Kỳ” và là một trong những người tổ chức, cổ vũ, lãnh đạo phong trào “Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu” của thanh niên, học sinh, sinh viên miền Nam, phong trào “Thanh niên tiền phong”, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân vào cuộc đấu tranh yêu nước do Đảng lãnh đạo.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Quốc vương Campuchia Xihanuc đón tiếp Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát nhân Hội nghị Đông Dương năm 1965. Ảnh tư liệu

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát đã trở thành nhà trí thức có uy tín lớn đối với đồng báo các giới ở Sài Gòn. Đó cũng là nguồn sức mạnh cổ vũ, thôi thúc ông vượt qua những năm tháng gian khổ, hy sinh, đồng hành cùng dân tộc trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như những năm tháng đầy khó khăn, thử thách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Là một nhà cách mạng yêu nước, Huỳnh Tấn Phát được Đảng, Nhà nước và nhân dân tín nhiệm trao giữ nhiều trọng trách trong cả giai đoạn chiến tranh và sau giải phóng. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi vẻ vang, đồng chí Huỳnh Tấn Phát dành nhiều thời gian đi thăm hỏi, nắm bắt tình hình, tâm tư, tình cảm của các tầng lớp nhân dân và trình bày rõ lập trường, quan điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong tình hình mới của đất nước. Đồng chí đã tham gia giải quyết những công việc trọng đại của đất nước và trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, cả về đối nội và đối ngoại bằng những chính sách, kế hoạch hợp lý, tạo nền tảng ban đầu nhằm xây dựng miền Nam có được diện mạo như ngày hôm nay.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát và bà Bùi Thị Nga với hai con Huỳnh Thiện Hùng và Huỳnh Lan Khanh tại R, năm 1967 (ảnh trái); bên gia đình và các con, cháu (ảnh phải)

 44 năm chiến đấu dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, người trí thức trẻ, người đảng viên trung kiên, bất khuất, dũng cảm, kiên cường vượt qua bao gian nguy, khổ cực, biến nhà tù của giặc thành trường học lớn, động viên, giáo dục gia đình trở thành những người đồng chí, đồng đội xả thân quên mình vì Tổ quốc. Hầu hết 6 người con và vợ của ông đều chọn theo con đường cách mạng. Trong đó, có Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Lan Khanh, sinh năm 1948, con gái lớn của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Sáng ngày 4-1-1968, bà cùng đồng đội đi tải gạo ở Suối Chò (Trảng Dầu, Tây Ninh) đã rơi vào ổ phục kích của biệt kích Mỹ, bà Lan Khanh bị địch bắt đưa lên trực thăng. Không chịu khuất phục trước kẻ thù, khi trực thăng đang bay, bà đã nhảy xuống, hy sinh khi vừa tròn 20 tuổi. Ngày 25-4-2015, liệt sĩ Huỳnh Lan Khanh đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Cuộc đời đồng chí Huỳnh Tấn Phát gắn liền với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp cao cả này. Từ khi bắt đầu tham gia phong trào yêu nước cho đến khi làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đồng chí liên tục được phân công đảm nhiệm công tác vận động quần chúng; vừa là người tổ chức, chỉ đạo, vừa là người trực tiếp làm công tác phong trào.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát và bà Bùi Thị Nga cùng trao đổi với bà Nguyễn Thị Định nhân dịp lễ kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Ảnh tư liệu 

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát trong lễ kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam năm 1974. Ảnh tư liệu

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Hồng Nhung cho biết: “Đồng chí Huỳnh Tấn Phát là một trong những cán bộ có sức ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động công tác MT. Từ những phẩm chất cao quý của đồng chí, chúng tôi đúc kết được những tư duy và phương pháp cho công tác MT ngày nay. Về tư duy, đó là lấy lợi ích quốc gia, dân tộc, lấy nội dung cốt lõi là quyền và lợi ích chính đáng của người dân trên hết, trước hết. Một lòng một dạ theo Đảng, phục vụ sự nghiệp cách mạng đến hơi thở cuối cùng. Về phương pháp đó là, người cán bộ MT ngày nay cần sát thực tiễn, sát dân và có phương pháp để tập hợp quần chúng, vận động nhân dân, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt những khác biệt về quan điểm mà tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Với những phẩm chất cao quý của đồng chí Huỳnh Tấn Phát, đội ngũ công tác MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre sẽ hun đúc và vận dụng linh hoạt, sáng tạo để xây dựng hình ảnh cán bộ MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre hết sức gần dân, sát dân, luôn năng động, quyết liệt để sẵn sàng tiên phong thực hiện các nhiệm vụ chính trị tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận của người dân tham gia tích cực vào các công trình, dự án và các phong trào thi đua, góp phần xây dựng và phát triển tỉnh Bến Tre”.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát tại hội nghị hiệp thương giữa Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam để thành lập chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam 6-6-1969. Ảnh tư liệu

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát tham dự cuộc họp của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại R năm 1969. Ảnh tư liệu

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát là hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết quốc tế. Rất nhiều nhà lãnh đạo, nhân vật tiêu biểu và nhân dân tiến bộ trên thế giới xem ông là một trong những “đầu mối” để thiết lập tình đoàn kết, gắn bó với nhân dân Việt Nam. Trên cả hai mặt trận, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, đồng chí đều làm tròn trách nhiệm, có những đóng góp đặc biệt quan trọng. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của sự phát huy sức mạnh dân tộc gắn với sức mạnh thời đại mà đồng chí là một trong những nhân tố then chốt.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát báo cáo quy hoạch Thủ đô Hà Nội. Ảnh tư liệu

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Phó thủ tướng Huỳnh Tấn Phát làm việc tại Ủy ban xây dựng cơ bản TP Hồ Chí Minh tháng 3-1985. Ảnh tư liệu

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Công trình kiến trúc Bảo tàng Hồ Chí Minh và công trình Trường Đại học sư phạm Hà Nội là những công trình do Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát để lại. Ảnh: Bảo tàng tỉnh cung cấp

Không chỉ tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết quốc tế, có ảnh hưởng lớn đến công tác MT, Huỳnh Tấn Phát còn để lại dấu ấn văn hóa đậm nét ở ngành kiến trúc. Trên cương vị là Phó thủ tướng Chính phủ, phụ trách quy hoạch đô thị, đồng chí Huỳnh Tấn Phát đã giành nhiều thời gian đi tìm hiểu thực tế và kiểm tra công tác quy hoạch, đặc biệt là đối với các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để có cái nhìn tổng thể và có nhiều đóng góp vào công việc chung của Chính phủ, đặc biệt với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cải tạo, khôi phục và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh. Đồng chí dành nhiều thời gian đi các địa phương để khảo sát thực tế tình hình, trao đổi với chính quyền và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là với giới trí thức về những vấn đề nóng bỏng của đất nước để phục vụ cho công tác quản lý điều hành của Chính phủ.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Sau khi đất nước giải phóng, đến năm 1983, đồng chí Huỳnh Tấn Phát mới có dịp trở về Châu Hưng để thăm quê và thân tộc. Hình ảnh kỷ niệm chụp ông với bà con Châu Hưng ngày về thăm quê ấy hiện được trưng bày tại đền thờ. Những bức ảnh đen trắng nhuốm màu thời gian ấy sẽ mãi lưu giữ hình ảnh Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước Huỳnh Tấn Phát với trang phục giản dị và nụ cười rạng rỡ bên người thân.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát về thăm quê nội (ấp Tân Hưng, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại). Ảnh tư liệu

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đoàn cán bộ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lực lượng Đoàn viên, thanh niên thăm viếng và trồng cây xanh tại đền thờ đồng chí Huỳnh Tấn Phát. Ảnh: Phạm Tuyết - Thanh Đồng

Bà Huỳnh Xuân Thảo - con gái áp út của đồng chí Huỳnh Tấn Phát kể lại: “Ba luôn nghĩ về quê nhà Bến Tre, mong mỏi đóng góp xây dựng quê hương nhưng hoàn cảnh của ông khi đó chưa thể làm được. Tâm tư đó của ba gửi gắm lại cho mẹ. Sau khi ba mất, đến lúc gia đình có điều kiện hơn, mẹ mới gửi vật chất về Châu Hưng để đóng góp cho quê nhà”.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Bà Huỳnh Xuân Thảo tặng sách về đồng chí Huỳnh Tấn Phát cho lãnh đạo tỉnh và đại biểu tham dự họp mặt đồng hương. Ảnh nhân vật cung cấp

Với sự hỗ trợ về kinh phí từ phía gia đình đồng chí Huỳnh Tấn Phát, nhiều cơ sở hạ tầng địa phương ở Châu Hưng đã được củng cố, xây dựng, trong đó tập trung nhiều cho giáo dục. Có 3 phòng học tại điểm trường Tân Hưng, thuộc Trường Tiểu học Châu Hưng (nay là Trường Tiểu học Huỳnh Tấn Phát) được nâng cấp. Trường cũng xây dựng được sân bóng đá mini và thư viện đạt chuẩn, đồng thời lập nên quỹ khuyến học của trường, nay là Quỹ khuyến học xã Châu Hưng, duy trì hoạt động cho đến ngày nay.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Học sinh Trường THCS Huỳnh Tấn Phát (xã Châu Hưng, huyện Bình Đại) tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Huỳnh Tấn Phát. Ảnh: Phan Hân

Ông Nguyễn Thanh Phong - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Châu Hưng cho biết: “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Châu Hưng rất tự hào về cụ Huỳnh Tấn Phát. Hướng tới kỷ niệm 110 năm ngày sinh của cụ, Đảng bộ xã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Châu Hưng quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ về xây dựng Đảng, cũng như phát triển kinh tế - xã hội, xứng đáng là quê hương của cụ. Là một người cán bộ lãnh đạo địa phương, tôi sẽ tiếp tục rèn luyện bản thân, noi gương của cụ trong công việc, nhất là công tác vận động quần chúng để tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu”.

Anh Nguyễn Võ Nhất Duy - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Trí thức trẻ tỉnh Bến Tre: Là thế hệ tiếp nối, chúng tôi luôn trân trọng và tự hào về những thành quả của bậc trí thức tiền bối đã để lại. Mỗi trí thức trẻ ngày nay cũng sẽ học tập theo tấm gương của đồng chí Huỳnh Tấn Phát sẵn sàng dấn thân, cống hiến sức trẻ, trí tuệ vào sự phát triển chung của tỉnh nhà. Câu lạc bộ Trí thức trẻ tỉnh Bến Tre sẽ tiếp bước theo đồng chí Huỳnh Tấn Phát để phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành, cùng nhau chia sẻ tri thức để trở thành hạt nhân tiêu biểu trong phong trào “Đồng khởi mới” trên quê hương xứ Dừa”.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đại biểu xem triển lãm Huỳnh Tấn Phát - Cuộc đời và sự nghiệp tại lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Huỳnh Tấn Phát. Ảnh bảo tàng cung cấp

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Với người dân Châu Hưng, từ bao lâu nay, tên gọi Cụ Huỳnh luôn được nhắc đến với niềm tôn kính và tự hào. Cách mà người Châu Hưng dạy cho các thế hệ con cháu về truyền thống của quê hương, về các bậc tiền nhân rất cụ thể. Châu Hưng có 3 ngôi trường cùng vinh dự mang tên kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát nguyên Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam từ trần vào ngày 30-9-1989. Phần mộ ông hiện được an táng tại Nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát - Người trí thức cách mạng chân chính

Đền thờ đồng chí Huỳnh Tấn Phát tại xã Châu Hưng, huyện Bình Đại. Ảnh: Thanh Đồng

----------------------

Nội dung: Thanh Đồng
Hình ảnh: Bảo tàng tỉnh Bến Tre - Thanh Đồng - Phạm Tuyết - Phan Hân
Video: Thanh Đồng - Trọng Ân - Quang Khởi - Lê Uyên
Thiết kế: Mỹ Hạnh