|
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì hội nghị. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN) |
Sáng 1-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị góp ý kiến về dự thảo Báo cáo công tác của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.
Tham dự
có đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, các chuyên gia, nhà hoạt động thực tiễn, đại diện lãnh đạo
các cơ quan hữu quan.
Phó Chủ tịch
Quốc hội Uông Chu Lưu, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì Hội
nghị.
Phát biểu
khai mạc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ dự thảo báo cáo công tác của
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII với nhiều nội dung quan
trọng, trên tất cả các mặt công tác.
Phó Chủ tịch
Quốc hội đề nghị các đại biểu, chuyên gia tập trung thảo luận, trao đổi, đánh
giá những kết quả đạt được; chỉ ra những hạn chế, bất cập; phân tích rõ những
nguyên nhân khách quan, chủ quan của kết quả, hạn chế, cũng như những thách thức
đối với hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đòi hỏi ngày
càng cao của nhân dân và trong bối cảnh triển khai thi hành Hiến pháp 2013, hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục
hoàn thiện tổ chức và hoạt động của của Quốc hội trong những nhiệm kỳ tiếp
theo...
Đánh giá
toàn diện các mặt công tác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII
Dự thảo
Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội đã đánh giá khái quát và toàn
diện về việc thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp; quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước; chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước;
hoạt động đối ngoại; đổi mới, cải tiến hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của
Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.
Một điểm
nhấn quan trọng trong công tác lập hiến, Quốc hội khóa XIII đã hoàn thành trọng
trách xây dựng và thông qua Hiến pháp 2013, thể chế hóa đường lối của Đảng, đặc
biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;
phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Cùng với
việc thông qua Hiến pháp mới, Quốc hội khóa XIII đã ban hành khối lượng văn bản
quy phạm pháp luật lớn nhất từ trước đến nay với chất lượng ngày càng được nâng
cao.
Trong nhiệm
kỳ, Quốc hội đã tập trung thực hiện khối lượng công việc lập pháp rất lớn, xem
xét, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới hơn 100 luật trong đó có nhiều bộ luật
lớn, đạo luật quan trọng, cơ bản hoàn thành hệ thống pháp lý về xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tổ chức bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế thị trường,
luật pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền tự
do dân chủ của nhân dân. Quy trình lập pháp có nhiều cải tiến, đổi mới theo hướng
nâng cao chất lượng, tăng tình chủ động, dân chủ, công khai, minh bạch, tính cụ
thể trong văn bản luật...
Trong quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước, yếu tố gần dân, bám sát thực tiễn
trong quyết sách của Quốc hội nhiệm kỳ này được thể hiện rõ nét. Việc quyết định
các vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng thực chất và hiệu quả, đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn, vì lợi ích quốc gia, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của
nhân dân...
Quốc hội
khóa XIII tiếp tục có nhiều đổi mới, cải tiến trọng hoạt động giám sát. Hoạt động
giám sát chuyên đề được tăng cường rõ rệt, số lượng, chất lượng các chuyên đề
giám sát được tăng lên. Hoạt động giải trình tại Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của
Quốc hội có nhiều đổi mới.
Trong nhiệm
kỳ, lần đầu tiên Quốc hội thay mặt nhân dân cả nước thực hiện quyền giám sát tối
cao của Quốc hội đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt
trong bộ máy Nhà nước...
Dự thảo
Báo cáo tổng kết hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ Quốc hội khóa
XIII (2011-2016) đánh giá Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách
nhiệm, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao, hoàn thành khối lượng
công việc lớn, nhiều nội dung quan trọng, có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời giải
quyết những yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần quan trọng vào những
thành tựu trong hoạt động của Quốc hội....
Rút ra những
bài học kinh nghiệm quan trọng
Tại Hội
nghị nhiều ý kiến đánh giá Quốc hội khóa XIII đã không ngừng cải tiến, đổi mới
và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt công tác từ lập
hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối
cao...
Với những
cải tiến, đổi mới trong công tác lập pháp, số lượng, chất lượng các văn bản luật
được thông qua ngày càng được nâng lên; tiếng nói, ý nguyện của cử tri đã được
phản ánh ngày càng rõ nét. Việt quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
đi vào thực chất hơn, đặc biệt là quyết định ngân sách Nhà nước.
Hoạt động
giám sát được đổi mới từ quy trình, thủ tục đến cách thức giám sát, nội dung tập
trung vào những vấn đề bức xúc của cuộc sống, phản ánh tâm tư nguyện vọng của
nhân dân, góp phần thúc đẩy các cơ quan Nhà nước phát huy những thành tích, ưu
điểm khắc phục những thiếu sót, hạn chế...
Thể hiện
sự tán thành với việc rút ra 5 bài học kinh nghiệm trong hoạt động của Quốc hội
nhiệm kỳ khóa XIII, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão có quan điểm cần
bổ sung thêm 4 bài học để rút ra kinh nghiệm cho hoạt động nhiệm kỳ tới, cụ thể
là bài học về phát huy vai trò hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của
Quốc hội; về mối quan hệ giữa Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội với Hội đồng
Nhân dân các cấp; việc điều hành của Quốc hội; phát huy trò của công nghệ thông
tin và truyền thông báo chí.
Nhiều ý
kiến đại biểu đánh giá chất lượng đại biểu Quốc hội giữ một vai trò đặc biệt
quan trọng, có tính chất quyết định tới nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
Quốc hội, vì vậy trong báo cáo cần có những đánh giá cụ thể về vấn đề này, nêu
bật được vai trò quan trọng của chủ thể.
Nguyên Chủ
nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn
của đại biểu Quốc hội có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động
chung của Quốc hội.
Nguyên
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu đánh giá thành tựu lớn nhất trong nhiệm kỳ
khóa XIII là công tác lập pháp, lập hiến nên báo cáo cần tập trung làm nổi bật
nội dung này, trong đó nổi trội là việc ban hành Hiến pháp 2013. Cùng với đó,
công tác lập pháp đã có bước tiến, theo tương đối kịp thời trong quá trình hoàn
thiện thể chế để hội nhập sâu rộng.
Thông qua
các hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao, Quốc hội đã thể chế hóa kịp
thời Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết của Đảng, sớm đưa các chủ trương, nghị quyết
của Đảng vào cuộc sống. Đánh giá nhiệm kỳ qua, công tác lập pháp đã để lại dấu ấn
đặc biệt, tuy nhiên một số ý kiến vẫn còn băn khoăn vì việc triển khai đưa luật
vào cuộc sống vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm.
Nhìn nhận
công tác giám sát của Quốc hội được đổi mới, tăng cường theo hướng ngày càng thực
chất, hiệu quả hơn, trong đó điểm nhấn là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
tại các kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân
tộc và các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Yểu đề nghị báo cáo cần làm
rõ, đánh giá về chất lượng giám sát tại địa phương của Đoàn đại biểu Quốc hội,
cá nhân đại biểu Quốc hội....
Một số ý
kiến cũng cho rằng báo cáo cần đánh giá về mối quan hệ giữa Trung ương và địa
phương trong công tác giám sát để hạn chế việc trùng lặp trong hoạt động này...
Các ý kiến
của các đại biểu dự Hội nghị đã phân tích làm sáng tỏ thêm nhiều nội dung trong
2 báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
bổ sung nhấn mạnh thêm nhiều bài học kinh nghiệm rút ra qua 5 năm hoạt động của
Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII để tiếp tục hoàn thiện tổ chức
và hoạt động của của Quốc hội trong những nhiệm kỳ tiếp theo...
Theo dự
kiến ngày 4-3 tới, Hội nghị góp ý kiến về dự thảo Báo cáo công tác của Quốc hội
và Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII sẽ tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Các ý kiến
đóng góp từ 2 hội nghị có ý nghĩa quan trọng, góp phần giúp Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội tổng kết, đánh giá toàn diện, sâu sắc công tác cả nhiệm kỳ
khóa XIII trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 11 sắp tới./.