22/04/2022 - 21:46
 

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao
Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đặt ra mục tiêu chung là xây dựng, phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc (xuất bản phẩm in và điện tử) trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh, thiếu niên, học sinh - sinh viên (HS-SV) và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Phát triển phong trào đọc sách đối với học sinh. Ảnh: Thanh Đồng

Thông qua phát triển văn hóa đọc, góp phần xây dựng văn hóa và con người Bến Tre thân thiện, hiếu khách, năng động, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong công cuộc “Đồng khởi mới”, quảng bá hình ảnh đất và người Bến Tre, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nhất là du lịch xứ Dừa đến người dân trong và ngoài nước.

Đồng thời, văn hóa đọc còn góp phần chia sẻ, kết nối và phát triển nguồn tài nguyên thông tin giữa các thư viện, ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa thư viện phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí; góp phần hình thành thói quen đọc sách, văn hóa đọc và xã hội học tập suốt đời cho nhân dân.

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Xây dựng văn hóa đọc và học tập suốt đời trong nhân dân. Ảnh: T. Đồng - H. Thi

Cùng với chủ trương của Đảng và các chỉ đạo của Nhà nước về phát triển văn hóa đọc đã tạo được sự vào cuộc mạnh mẽ của các đơn vị, ngành, đoàn thể. Đối với đơn vị có vai trò chủ chốt là Thư viện Nguyễn Đình Chiểu đã có sự thay đổi phương thức hoạt động, chú trọng đưa sách về địa phương, đến gần hơn với bạn đọc bằng nhiều cách.

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Chú trọng đem sách đến mọi tầng lớp nhân dân. Ảnh: Thanh Đồng

Thư viện Nguyễn Đình Chiểu phối hợp với các địa phương củng cố tủ sách văn hóa gia đình, ấp, khu phố; luân chuyển sách thường xuyên đến các thư viện cấp huyện, xã. Để cải tiến cách phục vụ bạn đọc, cùng với sự phát triển và xu hướng ứng dụng công nghệ số, thư viện đã đẩy mạnh giới thiệu sách trên nhiều kênh truyền thông để người dân có thể tiếp cận và tìm tài liệu phù hợp nhu cầu. Hiện nay, người đọc có thể dễ dàng truy cập để xem sách, tra cứu tài liệu trên website của thư viện. Thư viện cũng đã đổi mới thủ tục làm thẻ bạn đọc, không còn phải làm đơn và chờ đợi. Bạn đọc chỉ cần quét mã QR hoặc truy cập website thư viện là có thể dễ dàng đăng ký trở thành bạn đọc thư viện để xem, mượn sách. Hơn 80% tài liệu, địa chí, sách về cây dừa, về Bến Tre đã được số hóa, cung cấp trực tuyến để phục vụ bạn đọc.

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Hoạt động của Xe thư viện thông minh lưu động góp phần tăng trải nghiệm cho học sinh. Ảnh: Thanh Đồng

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Các hoạt động khuyến đọc của thư viện cũng trở nên phong phú hơn. Nhất là đã phối hợp với Thư viện Khoa học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh triển khai mô hình xe thư viện thông minh trong giai đoạn 2019 - 2021 để phục vụ học sinh trên địa bàn tỉnh. Với xe thư viện lưu động thông minh, nhiều học sinh đã được trải nghiệm các hoạt động đọc sách hiện đại, mới mẻ. Đồng thời, các bạn còn được tiếp cận chương trình giáo dục STEM.

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Thời gian qua, các hoạt động trưng bày, giới thiệu sách ở các sự kiện chính trị, văn hóa của tỉnh và các địa phương được thực hiện thường xuyên hơn. Thư viện Nguyễn Đình Chiểu phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh tổ chức các hoạt động hành trình văn hóa, luôn gắn với trưng bày giới thiệu sách và hoạt động của xe sách thông minh lưu động.

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Đa dạng nhiều hoạt động trưng bày, giới thiệu sách. Ảnh: Thanh Đồng

Ngoài các hoạt động trưng bày giới thiệu sách, công tác phát triển văn hóa đọc được triển khai dưới nhiều hình thức mới. Có thể kể đến như: Mô hình cà phê sách mà Thư viện Nguyễn Đình Chiểu phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nước giải khát và điểm du lịch thực hiện trong 2 năm gần đây.

Mô hình này nhận được sự ủng hộ của các chủ quán cafe và điểm du lịch cũng như bạn đọc và du khách. Thư viện bố trí các tủ sách và thường xuyên luân chuyển sách để phục vụ bạn đọc tại quán. Hiện đã triển khai được 5 điểm tại TP. Bến Tre và 1 điểm du lịch Sân chim Vàm Hồ ở Ba Tri. Nhiều đơn vị khác cũng đã nhận lời phối hợp và chuẩn bị triển khai bố trí. 

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Mô hình cà phê sách được sự ủng hộ của cộng đồng. Ảnh: Thanh Đồng

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Tủ sách tại điểm du lịch sinh thái Sân chim Vàm Hồ. Ảnh: Thanh Đồng

Đặc biệt, Dự án Sách cho tương lai với sự kết hợp giữa các đơn vị là Tỉnh đoàn Bến Tre, Thư viện Nguyễn Đình Chiểu, Sở Thông tin và Truyền thông trong thời gian qua hoạt động hiệu quả, đã mang lại những chuyển biến tích cực trong phát triển văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh.

Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Như Quỳnh, người phụ trách và đồng hành với Dự án Sách cho tương lai từ những ngày đầu tiên cho biết: Sứ mệnh ban đầu của Dự án gắn liền với cái tên “Sách cho tương lai”, mang sách và khuyến đọc đến với tuổi trẻ Bến Tre để giúp các bạn trẻ bồi đắp tâm hồn, kỹ năng, tư duy phát triển, sánh vai với tuổi trẻ các tỉnh, thành và góp sức cho Bến Tre thực hiện mục tiêu phát triển. Với sứ mệnh đó, dự án xác định hoạt động không phải trong một vài năm, qua một vài hoạt động mà phải làm kiên trì, vừa làm vừa đánh giá, thay đổi giải pháp tiếp cận để đạt mục tiêu. 

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Mô hình xây dựng thư viện đẹp - năng động được Dự án Sách cho tương lai hỗ trợ, góp phần nâng chất thư viện trường học. Ảnh: Thanh Đồng

Dự án đã tập trung vận động sách trang bị cho các trường, trang bị tủ sách lớp học để mang sách đến gần hơn với học sinh, tổ chức các chương trình kỹ năng đọc sách hiệu quả, hoạt động khuyến đọc thường xuyên, đưa nội dung khuyến đọc vào chương trình công tác Đoàn - Đội trường học. Cùng với sự chung tay của nhiều ngành, địa phương, đơn vị đã thật sự tạo nên luồng gió mới, để cộng đồng có sự quan tâm nhất định đối với văn hóa đọc và công tác khuyến đọc.

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Công tác khuyến đọc được ngành giáo dục chú trọng phát triển. Hệ thống thư viện trường học được quan tâm củng cố, nâng chất hoạt động, đa dạng, nhiều hình thức khuyến đọc cho học sinh. Cuộc thi Thư viện đẹp - năng động do Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đã thổi một làn gió mới cho hệ thống thư viện trường học; là bước chuyển để các cấp ngành và địa phương quan tâm đầu tư nhiều hơn cho thư viện trường học. Các trường học chủ động thực hiện công tác khuyến đọc trong học sinh tại trường mình bằng nhiều hình thức mới, sáng tạo như: Mô hình thư viện xanh, tủ sách lớp học, bố trí tủ sách tại nhiều không gian vui chơi của học sinh, tập cho các em thói quen đọc sách, trân trọng giữ gìn sách và thật sự xem sách là một người bạn.

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Các hoạt động phát triển văn hóa đọc được sự kết hợp chặt chẽ giữa Tỉnh đoàn và Sở Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: T. Đồng - P. Ngoãn

Các cuộc thi viết cảm nhận sách hàng năm đã tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng đến nhiều thành phần, không chỉ là HS-SV các cấp từ tiểu học đến cao đẳng, đại học, đoàn viên, thanh niên, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, mà còn nhiều bạn đọc đang sinh sống và làm việc ngoài tỉnh. Chất lượng của các cuộc thi viết cảm nhận sách ngày càng được nâng cao, không chỉ giới thiệu về quyển sách hay, nhiều bạn đọc còn bày tỏ quan điểm về sách, chia sẻ cách đọc sách, chọn sách, lan tỏa vai trò, ý nghĩa tích cực của đọc sách đến với cộng đồng.

Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Như Quỳnh cho biết: “Với góc độ hoạt động Dự án Sách cho tương lai,  tôi rất mong trong thời gian tới các giải pháp của Đề án Phát triển văn hóa đọc giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ, theo lộ trình. 

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Công tác phát triển văn hóa đọc ở Bến Tre được sự quan tâm của lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tỉnh. Ảnh: Thanh Đồng

Trong đó, tôi quan tâm đến việc tổ chức Đường sách cố định cho tỉnh với sự tham gia của các nhà xuất bản, công ty phát hành sách cùng các hoạt động khuyến đọc tổ chức thường xuyên tại đó. Qua đó, vừa giới thiệu sách mới, sách hay vừa truyền cảm hứng đọc sách cho người dân. Cùng với đó là triển khai hiệu quả tiết đọc sách trong trường học, đây là phối hợp liên tịch giữa Tỉnh đoàn và Sở Giáo dục và Đào tạo từ năm 2021.

Ngoài ra, cũng cần bổ sung hoạt động dành cho người lớn để họ hiểu rõ vì sao đọc sách có lợi cho tương lai để trở thành nòng cốt trong việc rèn thói quen đọc cho con em mình. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến khuyến đọc trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giúp họ đọc và nghiên cứu hiệu quả, góp phần phục vụ công tác tốt hơn.

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Đọc sách có vai trò, tác dụng lớn với mỗi người. Song, phải đọc sách như thế nào, phương pháp đọc sách ra sao là vấn đề cần được đặt ra. Việc chọn sách để đọc, chọn môi trường để đọc, chọn kiến thức để tìm hiểu rất cần thiết.

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Phạm Nguyễn Bảo Trân - sinh viên năm 2 ngành Kỹ thuật xây dựng, Phân hiệu Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Đồng

Bạn Phạm Nguyễn Bảo Trân, sinh viên năm 2 ngành Kỹ thuật xây dựng, Phân hiệu Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tại Bến Tre cho biết: “Đọc sách giúp em tìm ra nhiều ý tưởng mới, kiến thức mới bổ trợ thêm cho việc học của em. Em thường đọc các loại sách về lịch sử, giáo trình, sách về nghiên cứu khoa học”.

Trong thời đại công nghệ số, việc đọc hiện không chỉ gói gọn ở phương diện đọc sách in theo cách truyền thống, mà đã được phát triển thêm với các phương thức mới. Sách điện tử và việc đọc sách trực tuyến đã dần trở nên gần gũi với bạn đọc. Không nằm ngoài xu hướng vận động đó, Thư viện Nguyễn Đình Chiểu đã đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số, số hóa sách, tài liệu, địa chí về Bến Tre để phục vụ bạn đọc.

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Giới thiệu các thiết bị của thư viện số và trải nghiệm đọc sách điện tử. Ảnh: Thanh Đồng

Là một người duy trì thói quen đọc sách thường xuyên, Thạc sĩ Bùi Hữu Nghĩa – cán bộ Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh chia sẻ: “Khi ở nhà thì tôi đọc sách giấy, khi ra ngoài hoặc đi công tác thì đọc sách số vì tính tiện lợi. Tôi có thể đọc ở bất cứ đâu. Giao diện bắt mắt, có kết hợp các hiệu ứng âm thanh, âm nhạc tạo cảm giác thoải mái khi xem, không giới hạn không gian, thời gian. Với giới trẻ, nhất là những người bận rộn, đọc sách số trở nên tiện lợi vì họ có thể không cần đọc nhiều, thậm chí với sách nói (audio book), có thể nghe để nắm nội dung mà không cần đọc”.

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Nắm bắt xu hướng phát triển mới và thực hiện kế hoạch chuyển đổi số thự viện, Thư viện Nguyễn Đình Chiểu đã đẩy mạnh hoạt động số hóa các tài liệu để phục vụ bạn đọc. Tại website của Thư viện Nguyễn Đình Chiểu www.thuvienbentre.gov.vn đã có mục “Thư viện số”, với hơn 1.600 ấn phẩm sách, tài liệu được số hóa và sưu tầm. Tiêu biểu như “Lòng dân Bến Tre với Bác Hồ”, bộ sách về địa chí, danh nhân Bến Tre, tinh hoa văn hóa Bến Tre; bộ tài liệu số về cây dừa và đa dạng sách, tài liệu ở đủ mọi thể loại văn hóa, kinh tế, y tế, giáo dục, nông nghiệp, các văn bản về chính sách…

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Dù ở thời đại nào, việc đọc cũng luôn là một trong những kỹ năng quan trọng, hỗ trợ con người trong học tập, nghiên cứu. Thông qua việc đọc giúp con người hoàn thiện, phát triển bản thân và để đóng góp cho xã hội. Phát triển văn hóa đọc được xem là giải pháp để góp phần xây dựng và phát triển văn hóa và con người của một đất nước. Yêu thích việc đọc nhưng đồng thời cũng cần biết cách đọc sao cho đúng và biết lựa chọn sách phù hợp với nhu cầu. Xa hơn là góp phần xây dựng người dân Bến Tre, thế hệ trẻ nói riêng vừa hồng vừa chuyên, cùng nhau thực hiện công cuộc “Đồng khởi mới”, góp phần xây dựng quê hương xứ Dừa giàu đẹp.

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao

Phát triển văn hóa đọc trên đất cù lao