Tờ báo Chiến Thắng trong giai đoạn cao trào của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ sau cuộc Đồng khởi 1960 cho đến giải phóng 30-4-1975 đã tiếp tục phát huy những thành quả và kinh nghiệm hoạt động báo chí từ kháng chiến chống Pháp.
Phát triển từ nền tảng Đề cương Văn hóa Việt Nam, trong nhiều thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, định hướng quan trọng, nhằm thực hiện 2 mục tiêu không thể tách rời là phát triển con người và phát triển văn hóa.
Phóng viên Báo Đồng Khởi có cuộc phỏng vấn nhà thơ Kim Ba - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu để đánh giá về sự phát triển của văn học nghệ thuật nhìn từ góc độ tổ chức hội.
Ngày 27-3-2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tổ chức tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật (VHNT) Bến Tre sau ngày đất nước thống nhất (30-4-1975 – 30-4-2025), những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”.
Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954 cho đến trước Đồng khởi 1960, tờ báo cách mạng ở tỉnh càng lúc càng phát huy rõ vai trò tuyên truyền, cổ vũ cách mạng. Những tháng ngày kháng chiến, tòa soạn báo đi qua nhiều vùng căn cứ cách mạng, bám trụ địa bàn, dựa vào nhân dân.
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3-1931 - 26-3-2025), xin giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách hay viết về những câu chuyện của thanh niên Việt Nam với những cống hiến cho quê hương, đất nước.
50 năm qua, văn học, nghệ thuật (VHNT) tỉnh phát triển và đạt được những thành tựu nổi bật là kết quả của những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, phát huy năng lực sáng tạo không ngừng của mỗi văn nghệ sĩ. Họ đã đồng sức, đồng lòng, đoàn kết, gắn bó, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ tinh thần của nhân dân.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức sản xuất tập sách ảnh “Thành tựu tỉnh Bến Tre sau 50 năm ngày đất nước thống nhất”.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền, văn học, nghệ thuật địa phương nói riêng và cả nước nói chung đã đạt được những thành tựu to lớn, có tác động tích cực đến phát triển xã hội, góp phần đắc lực phục vụ mục tiêu lớn: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hồi ký của các tướng lĩnh là quan trọng. Vì họ là người dự biến, sẽ có những hiểu biết tường tận có ích, nhưng tướng Phạm Xuân Ẩn (1927 - 2006) lại chọn không viết hồi ký. Qua quyển sách “Phạm Xuân Ẩn - Tên người như cuộc đời” - bạn đọc biết thêm về ông Ẩn - một “điệp viên hoàn hảo” trong vai ký giả của Hãng thông tấn Reuters, Time Magazine...
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, báo chí cách mạng ở tỉnh luôn kiên trì, bám sát, phản ánh được thực tiễn sản xuất và chiến đấu của tỉnh; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc.
Nhân dịp về tham dự hội thảo “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định”, TS.Nguyễn Tôn Phương Du - Học viện Chính trị Khu vực II đã trao tặng 200 tập sách “Hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Bến Tre qua một số tư liệu” cho Thư viện Nguyễn Đình Chiểu để góp vào nguồn sách mới phục vụ cho bạn đọc.