Trữ nước ngọt trong mương vườn.
Đặc biệt, không nên xử lý cây ra hoa trong giai đoạn này. Có thể tăng cường bón phân lân, vôi để tăng sức chống chịu cho cây, khử bớt phèn mặn. Không nên sử dụng nước của giếng khoan chưa được kiểm định để tưới cho cây, vì đa số nước giếng đều có hàm lượng Clo cao, không tốt cho cây.
Ngưỡng chịu mặn tối đa của các loại cây trồng như sau: cây dừa < 10‰; xoài, mít, mãng cầu xiêm, na chịu mặn 4 - 5‰; cây lúa, bắp, cà chua chịu mặn < 2‰; cây có múi (cam, chanh, quýt), ổi, sơri, vú sữa từ 2 - 3‰, cây bưởi < 1,55‰; chuối, nhãn, đu đủ, sầu riêng, măng cụt, các loại rau ăn lá chịu mặn không quá 1‰.
Đối với vật nuôi, giới hạn độ mặn trong nước có thể cho vật nuôi uống như sau: heo < 4‰; gà, vịt < 2‰, bò, dê < 7‰. Cần tăng cường chăm sóc dinh dưỡng, bổ sung Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải… vào trong nước uống hoặc trong thức ăn để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
Đối với thủy sản, nhất là các loại cá chịu mặn thấp như: tai tượng, các loại cá mè, cá trắm… cần quản lý ao nuôi chặt chẽ, quản lý thức ăn nhằm hạn chế việc thay nước thường xuyên. Có thể bổ sung vitamin C, men tiêu hóa 3 - 5g/kg thức ăn; tạt vôi 3 - 5kg/1.000m3 nước định kỳ 10 - 15 ngày/lần; dùng men vi sinh Aquabac xử lý nền đáy ao liều lượng 50g/160m2 dùng 10 - 15 ngày/lần.
Tin, ảnh: C. Trúc