Hỏi - Đáp

21/04/2010 - 08:11

Người lao động: Cho biết trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong trường hợp người lao động (NLĐ) bị tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) dẫn đến thương tật hoặc tử vong?

Trả lời: Chương IX của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành về AT-VSLĐ (Nghị định 06/CP ngày 20-1-1995; Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 27-12-2002; Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH) quy định:
1/ NSDLĐ phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị TNLĐ, BNN có tham gia BHXH bắt buộc. Nếu DN chưa tham gia loại hình BHXH bắt buộc thì NSDLĐ phải trả cho NLĐ một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ BHXH (nay là Luật BHXH).
2/ NSDLĐ có trách nhiệm bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ hoặc BNN như sau:
a. Ít nhất bằng 30 tháng lương và phụ cấp (nếu có) cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ chết do NLĐ TNLĐ, BNN mà không do lỗi của NLĐ. Trong trường hợp do lỗi của NLĐ thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất cũng bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
b. Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 10% đến dưới 81% thì cứ 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) mà không do lỗi NLĐ. Trường hợp do lỗi NLĐ, thì NLĐ cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất cũng bằng 40% mức bồi thường đã quy định theo các tỷ lệ tương ứng nêu trên.
Việc bồi thường, trợ cấp được thực hiện từng lần. TNLĐ xảy ra lần nào được thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ TNLĐ đã xảy ra từ các lần trước đó. Các mức bồi thường và trợ cấp nêu trên là tối thiểu, Nhà nước khuyến khích NSDLĐ thực hiện bồi thường trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ, BNN ở mức cao hơn.
Ngoài ra, người tàn tật do bị TNLĐ, BNN được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng; nếu còn tiếp tục làm việc thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

Khánh Nguyên

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN