Những phát hiện có giá trị trong khảo cổ học

10/10/2007 - 15:15

Hũ sành có niên đại thế kỷ 19:

 

Tháng 6-2005, ông Tô Khắc Duy – cán bộ Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh cho biết ông Lê Văn Xuân ngụ tại gò Nhà Lớn thuộc ấp 4, xã Sơn Đông, Thị xã Bến Tre đã phát hiện được một hũ sành. Đoàn khai quật của Viện Khảo cổ học cùng ông Huỳnh Văn Giới – Phó Giám đốc Bảo tàng đến xem xét và cho đào một đường rãnh rộng 35cm, dài 60cm, sâu 30cm đã phát hiện nhiều chén, dĩa Trung Quốc và một số mảnh sành Việt Nam. Các hiện vật phát hiện được đều là bát đĩa tráng men, bị vỡ trong quá trình đào xới. Cụ thể như sau:

+ Chén: có 03 chiếc

- Chiếc thứ nhất (đường kính miệng: 11,8cm; đường kính đế: 5,5cm; cao: 6cm): sứ tráng men màu trắng ngà, mặt ngoài trang trí hoa văn hình móc và chữ song hỷ màu xanh đậm, lòng đế có hai chữ Hán (chưa đọc được).

- Chiếc thứ hai (đường kính miệng: 15cm; đường kính đế: 5,1cm; cao: 6,4cm): sứ tráng men xanh trắng, trang trí giống như chiếc thứ nhất.

- Chiếc thứ ba: (đường kính miệng: 14cm; đường kính đế: 6cm; cao: 6,2cm – vành miệng lùn), sứ tráng men xanh trắng, bên ngoài thân trang trí hình rồng cách điệu màu lam, nét to đậm.

+ Dĩa: sứ tráng men lam trang trí nhiều hoa văn hình quả phật thủ.

+ Hũ sành: có màu xám xanh, quanh vai có 07 đường chỉ chìm, vành miệng có gờ bẻ ngoài. Hiện vật còn nguyên vẹn, có đặc điểm giống như chiếc hũ đã phát hiện ở Ba Vát trước đó, có niên đại thế kỷ 19, nhóm đồ sứ Trung Quốc có niên đại cuối thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 19.

 

Rìu đồng, đá ở huyện Chợ Lách, Ba Tri

 

Ngày 18.

Phạm Thị Lan – Lê Thị Kim Ngọc (Bảo tàng Bến Tre)

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN