Truy tố trong hoạt động tố tụng hình sự

26/08/2018 - 20:07

Truy tố là hoạt động thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát (VKS) sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, với nội dung là đưa người phạm tội ra trước tòa án để xét xử theo tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Việc truy tố được quyết định với hình thức pháp lý là bản cáo trạng sau khi hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra chuyển sang đã được VKS xem xét, xác định kết quả điều tra có căn cứ và hợp pháp để chứng minh tội phạm và người phạm tội cụ thể. Nếu xét thấy có các căn cứ luật định, VKS sẽ ra một trong các quyết định: chuyển trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, chuyển vụ án…

Thời hạn truy tố là khoảng thời gian kể từ khi VKS nhận được hồ sơ vụ án hình sự và bản kết luận điều tra, do cơ quan điều tra kết thúc điều tra đề nghị truy tố đến khi VKS có quyết định truy tố, hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, quy định về thời hạn quyết định truy tố: đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, thì thời hạn quyết định truy tố là 20 ngày, đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn quyết định truy tố là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.

Bản cáo trạng (Quyết định truy tố) có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự. Đây là văn bản pháp lý mang tính quyền lực, thể hiện quan điểm của VKS nhằm buộc tội người phạm tội ra trước tòa án để xét xử. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để thực hiện các giai đoạn tố tụng tiếp theo, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.

c

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN