BDK - Kiểm tra, giám sát (KTGS) là một trong những chức năng, phương thức lãnh đạo của Đảng, góp phần phòng ngừa vi phạm từ xa, từ sớm và ngay từ đầu. Đây chính là phương châm trong công tác KTGS được Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy thực hiện xuyên suốt trong thời gian qua. UBKT phân công thành viên UBKT và cán bộ KT hoặc lập đoàn (tổ) giúp UBKT quan sát, theo dõi, nắm bắt xem xét, đánh giá, kết luận các hoạt động nhằm kịp thời tác động để tổ chức đảng (TCĐ), đảng viên (ĐV) chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, UBKT Tỉnh ủy đã gắn công tác GS thường xuyên với chương trình KTGS của cấp ủy, UBKT, cán bộ phụ trách địa bàn trong toàn Đảng bộ tỉnh.
Trao chứng nhận cho các đồng chí hoàn thành lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng năm 2024.
Nâng chất công tác kiểm tra, giám sát
Thời gian qua, công tác GS thường xuyên được UBKT Tỉnh ủy quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ phụ trách địa bàn thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện, từng đồng chí có nhiều đổi mới, đạt kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc tham mưu, đề xuất với UBKT Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KTGS, thi hành kỷ luật đảng; tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy xây dựng chương trình KTGS và chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ KTGS, thi hành kỷ luật đảng; chủ động tham dự các cuộc họp, hội nghị của TCĐ địa phương phụ trách và làm việc với các đảng bộ để nắm tình hình. Từ đó, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác KTGS, xử lý đơn thư tố cáo, khiếu nại và các vấn đề qua dư luận, báo chí phản ánh; kiện toàn tổ chức bộ máy; thường xuyên trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị được phân công phụ trách. Qua đó, việc thực hiện quy trình, thủ tục KTGS, xử lý vụ việc ở các địa phương được thực hiện ngày càng tốt hơn, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác KTGS. Từ năm 2021 đến nay, UBKT Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy GS chuyên đề đối với 42 TCĐ và 42 ĐV; GS thường xuyên đối với 13 TCĐ và 13 ĐV; UBKT Tỉnh ủy GS chuyên đề 16 TCĐ và 16 ĐV; GS thường xuyên 2 TCĐ và 2 ĐV; ngoài ra còn GS việc thực hiện thông báo kết luận KT Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBKT Tỉnh ủy… Các cấp ủy, chi bộ, UBKT các cấp thi hành kỷ luật 542 ĐV (542/730 so với nhiệm kỳ 2015 - 2020), trong đó 168 cấp ủy viên các cấp, chiếm 31%, với các hình thức khiển trách 280, cảnh cáo 99, cách chức 8 và khai trừ 60 trường hợp. ĐV bị xử lý pháp luật 67 trường hợp, trong đó bị phạt tù (kể cả án treo) 56, hình thức khác 11 trường hợp; xử lý hành chính 37 trường hợp.
Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác GS cũng còn một số hạn chế nhất định như: Một số ít cán bộ địa bàn chưa kịp thời phát hiện hạn chế, khuyết điểm, dấu hiệu vi phạm của TCĐ, ĐV; nắm địa bàn, lĩnh vực chưa chắc, chưa kỹ, chưa sâu, thiếu thông tin về tình hình địa phương để tham mưu cho UBKT trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác KTGS; phần lớn GS qua việc nghiên cứu báo cáo, dự các cuộc hội nghị, họp định kỳ, đột xuất, ít đi cơ sở nắm tình hình trực tiếp tại các đơn vị được phân công phụ trách. Một số đảng bộ khi thực hiện quy trình KTGS có khó khăn, vướng mắc nhưng ngại trao đổi, dẫn đến cán bộ địa bàn chưa kịp thời hướng dẫn nên việc thực hiện có lúc, có nơi chưa đúng quy định. Các TCĐ tổ chức họp, cấp ủy, tiến hành sơ kết, tổng kết không mời cán bộ phụ trách địa bàn dự để GS… Qua GS, chưa phát hiện các TCĐ, ĐV vi phạm để đề xuất KT khi có dấu hiệu vi phạm.
Chủ động thực hiện công tác giám sát thường xuyên
Để đổi mới, nâng cao chất lượng công tác GS thường xuyên thật sự hiệu quả trong thời gian tới, cán bộ phụ trách địa bàn, TCĐ cần tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản, quy định về công tác GS, đặc biệt là Quy định số 86-QĐ/TW ngày 2-6-2017 của Bộ Chính trị quy định về GS trong Đảng; Quy chế số 10-QC/UBKTTU ngày 5-5-2022 về công tác đối với cán bộ, nhóm phụ trách địa bàn của cơ quan UBKT Tỉnh ủy. Tích cực đổi mới phương pháp công tác, tăng cường đi cơ sở, bám sát địa bàn, nắm chắc, sâu, toàn diện tình hình địa bàn; kịp thời phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm của TCĐ, ĐV để tham mưu đề xuất UBKT Tỉnh ủy.
Mỗi cán bộ địa bàn cần nắm vững phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác xây dựng Đảng, công tác KTGS; chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBKT; tham mưu cho UBKT thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa UBKT với TCĐ liên quan; chủ động, thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy, lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị; cập nhật mọi thông tin, tình hình về địa bàn. Kịp thời tham mưu cho UBKT chỉ đạo UBKT cấp dưới trong công tác KTGS, thi hành kỷ luật đảng theo Quy định số 195-QĐ/TW ngày 18-6-2019 của Ban Bí thư. Chuyển hồ sơ vụ việc lên UBKT cấp trên xem xét, xử lý khi có căn cứ cho thấy UBKT cấp dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng mức đối với TCĐ, ĐV vi phạm.
Cán bộ địa bàn phải chủ động, đánh giá đúng hoạt động của cấp ủy, TCĐ, ĐV diện cấp ủy cùng cấp quản lý, nhất là người đứng đầu các địa phương đơn vị; tập trung GS các địa bàn quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, dễ xảy ra tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, nơi người dân có nhiều bức xúc, báo chí phản ánh, dư luận xã hội quan tâm, có đơn thư tố cáo, khiếu nại gửi nhiều nơi nhưng không được xem xét, xử lý dứt điểm ở địa bàn; theo dõi văn bản của cấp ủy, TCĐ để xem xét về thẩm quyền ban hành, sự tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước...
Cán bộ địa bàn phải thực hiện theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao; tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết công việc theo quy định; chấp hành nghiêm chế độ bảo mật, kỷ luật phát ngôn và quy tắc ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ. Không ngừng củng cố uy tín tại địa bàn; phải luôn rèn luyện cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, phương pháp công tác tốt, thường xuyên trau dồi kiến thức ở các lĩnh vực để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác; nhạy bén, thận trọng, trung thực, khách quan, công tâm, có chính kiến, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong tham mưu, đề xuất, trong nhận xét, đánh giá về tình hình địa bàn.
Chủ động thực hiện công tác GS thường xuyên bảo đảm toàn diện, khách quan, công khai, dân chủ. Kết hợp GS thường xuyên với KT khi có dấu hiệu vi phạm, KT đột xuất, đề cao trách nhiệm tự KT, tự soi, tự sửa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm của TCĐ, ĐV. Tập trung GS việc chấp hành cương lĩnh, điều lệ, các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cấp ủy viên các cấp, cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cấp ủy, TCĐ về trách nhiệm nêu gương, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, thực thi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; GS việc thực hiện kết luận của các cơ quan KT…
Các tổ chức đảng, địa phương khi tổ chức các cuộc họp, hội nghị sơ kết, tổng kết… chủ động mời cán bộ phụ trách địa bàn tham dự để nắm tình hình, cho ý kiến, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ngay tại cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác GS.
Để ngăn chặn tình trạng TCĐ, ĐV vi phạm cần thực hiện tốt phương châm phòng ngừa là chính, phát hiện từ sớm, ngăn chặn từ gốc, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành vi phạm lớn, để lại hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, những hạn chế, khuyết điểm không được khắc phục, trở thành vi phạm, phải kịp thời đề xuất UBKT xem xét, quyết định KT khi có dấu hiệu vi phạm đối với TCĐ, ĐV.