Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, ứng dụng VNeID không chỉ là tài khoản định danh điện tử mà còn trở thành một kênh hiệu quả để người dân phản ánh các vấn đề xã hội, bao gồm cả những vụ lừa đảo.
Thời gian gần đây, trí tuệ nhân tạo được đề cập đến với vai trò như là công nghệ lõi để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Đứng trước nhu cầu tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo của xã hội, các đơn vị phát hành sách khai thác mạnh và đưa vào thị trường sách hàng loạt các ấn phẩm viết về AI.
Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo AI. Nhưng việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người cũng đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS) với 441/445 tán thành, tỷ lệ tán thành là 92,26%. Đây không chỉ là một đạo luật chuyên ngành mà còn được kỳ vọng là đòn bẩy thể chế cho quá trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia và là “kim chỉ nam” giải quyết các bài toán lớn của ngành công nghiệp công nghệ số, khẳng định tầm quan trọng của vai trò công nghệ số, qua đó sử dụng hiệu quả công nghệ số trở thành thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Một số điểm nổi bật của luật được chú ý.
Hội Nhà báo Việt Nam vừa tổ chức khóa học đầu tiên trong các khóa học đào tạo trực tuyến về ứng dụng AI cho nhà báo. Các giảng viên đã trao đổi thông tin, giúp học viên áp dụng AI và công việc thực tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công việc.
Tại hội nghị toàn quốc tập huấn chuyên đề về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh yêu cầu phải tăng cường công cụ hỗ trợ cho cấp xã.
Ứng dụng VNeID hay còn được gọi là tài khoản định danh điện tử, tích hợp nhiều thông tin và giấy tờ quan trọng như: căn cước công dân, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm y tế, thông tin thuế, sổ hộ khẩu điện tử… giúp việc thực hiện các thủ tục hành chính được nhanh gọn hơn.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt, tài sản trí tuệ ngày càng đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Việc phát triển và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ không chỉ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, mà còn là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ.
Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 922/KH-UBND ngày 14-2-2025 triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ.
Vừa qua, Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 1568/QĐ-BCT ngày 3-6-2025 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia giai đoạn 2026-2030. Để thực hiện kế hoạch, Bộ Công Thương cũng triển khai các giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra nhằm tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mai điện tử đạt 80% đến năm 2030, trong đó có triển khai chương trình chuyển đổi số dành cho tiểu thương và chợ truyền thống.
Trong bối cảnh chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang trở thành một trong những công nghệ then chốt, làm thay đổi sâu sắc nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Báo chí là lĩnh vực không đứng ngoài xu thế phát triển này.
Chuyển đổi số trên lĩnh vực văn hóa không chỉ là chuyển đổi về mặt phương tiện phục vụ công tác quản lý văn hóa và truyền thông mà còn mở ra những cơ hội mới trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản và thúc đẩy sáng tạo văn hóa.