* Nhưng thưa Bộ trưởng, giá nhà đất cao được xác định là do bị đầu cơ thao túng, làm giá là chính, mà theo các chuyên gia thì ngoài chính sách thuế ra không có cách nào có thể chống được đầu cơ nhà đất?
- Tất nhiên để giải quyết triệt để vấn đề này thì phải nghiên cứu đánh thuế tài sản. Hiện nay, chúng tôi đang được giao nghiên cứu xây dựng luật thuế tài sản để trình Quốc hội vào năm 2010. Về nguyên tắc thì việc đánh thuế theo suất lũy tiến đối với đất ở sẽ góp phần hạn chế việc đầu cơ, nắm giữ đất đai trái pháp luật: càng sử dụng nhiều đất, đất có giá trị càng cao thì càng phải chịu mức thuế cao. Nhưng tôi xin nhấn mạnh, thuế chỉ là một yếu tố thôi, ngoài ra còn cần nhiều giải pháp khác như phải có Luật Đăng ký bất động sản chẳng hạn. Vì nếu không thì không có cơ chế nào để kiểm soát được một người có nhiều nhà, nhiều đất để mà tính thuế.
* Thưa Bộ trưởng, tại sao lại rút Luật Thuế sử dụng đất ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2007, trong khi Pháp lệnh Thuế nhà đất đã trở nên rất lạc hậu?
- Ban đầu định làm Luật Thuế sử dụng đất để thay thế Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp và Pháp lệnh Thuế nhà đất cũng nhằm mục tiêu là đảm bảo công bằng về nghĩa vụ trong sử dụng đất và hạn chế đầu cơ về đất ở. Nhưng khi suy tính lại thì luật điều chỉnh cái gì? Một là đất nông nghiệp, chúng ta đang thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho đến năm 2010, mà theo quan điểm của tôi thì sẽ phải nghiên cứu để tiếp tục kéo dài chủ trương này sau 2010. Còn đất phi nông nghiệp? Hiện chúng ta đang có Pháp lệnh Thuế nhà đất. Như vậy chưa hội đủ điều kiện cần để ban hành Luật Thuế sử dụng đất nên Chính phủ quyết định là sẽ sửa Pháp lệnh Thuế nhà đất đồng thời nghiên cứu ban hành Thuế Tài sản, sẽ đáp ứng yêu cầu trước mắt và mục tiêu lâu dài là quản lý đất đai và điều tiết hiện tượng đầu cơ.
* Đánh thuế tài sản sẽ dựa trên nguyên tắc nào, thưa ông?
- Hiện nay đang nghiên cứu nên cũng chưa biết cụ thể được. Nhưng sẽ có rất nhiều sự lựa chọn, chẳng hạn như đánh thuế suất lũy tiến nhằm điều tiết đầu cơ, đồng thời buộc chủ sử dụng phải sử dụng đất hiệu quả. Để đất đai thực sự trở thành nguồn lực trong phát triển kinh tế thì việc quản lý thông qua quy hoạch tốt để đưa đất vào sử dụng hiệu quả là quan trọng nhất, chứ không phải là tăng thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách.
* Giá bất động sản ở mức rất cao khiến cho thị trường bị thu hẹp, gây cản trở việc huy động các nguồn lực từ đất đai, Chính phủ quan tâm đến việc này như thế nào để thị trường vận hành bình thường?
- Đã gọi là thị trường thì cái chính vẫn là cung-cầu. Nếu bây giờ chúng ta đưa cung ngang bằng với