 |
“Trẻ em như búp trên cành...”. Ảnh: Minh Trí. |
Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 47 về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”. Sau gần 15 năm thực hiện NQTW4 (khóa VII) về chính sách DS-KHHGĐ, công tác DS của cả nước đã đạt được kết quả đáng khích lệ: nhận thức của toàn xã hội đã có bước chuyển biến rõ rệt, qui mô gia đình ít con (1-2 con) được cộng đồng chấp nhận ngày càng rộng rãi.
Mức độ gia tăng DS nhanh đã được khống chế, số con trung bình của một phụ nữ giảm từ trên 3,5 con (năm 1992) xuống còn 2,28 con (năm 2002), và tỉ lệ gia tăng DS giảm xuống còn trên 1%. Mức sinh đã gần đạt mức sinh thay thế, song từ năm 2005, mà đặc biệt từ năm 2007 đến nay, kết quả việc thực hiện công tác này có chiều hướng chựng lại và giảm sút: tỉ lệ phát triển DS, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng mạnh. Đặc biệt đã xuất hiện tình trạng cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 ở hầu khắp các địa phương… Tình hình này đã làm chậm thời gian đạt mức sinh thay thế. Việc DS tăng nhanh trở lại sẽ phá vỡ những thành quả đã đạt được, cản trở sự phát triển KT-XH, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Vì vậy tiếp tục thực hiện chính sách DS-KHHGĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong thời gian tới.
Đó chính là tiếp tục quán triệt và kiên quyết thực hiện các quan điểm cơ bản của NQTW 4 (khóa VII) về chính sách DS-KHHGĐ, phấn đấu sớm đạt được mục tiêu về ổn định qui mô DS, từng bước chuyển sang nâng cao chất lượng DS nhằm nhanh chóng đạt mức sinh thay thế, tiến tới ổn định qui mô DS nước ta ở mức 115-120 triệu người vào giữa thế kỷ 21. Từ đó nâng chất lượng DS Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
Nhiệm vụ và một số giải pháp chủ yếu
- Các cấp ủy Đảng và chính quyền phải nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, đề ra những biện pháp khắc phục yếu kém. Đưa công tác DS-KHHGĐ là một nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của cấp ủy và chính quyền. Huy động toàn xã hội tham gia công tác DS/KHHGĐ. Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho mỗi gia đình, mỗi người dân tự nguyện thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Coi việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ là một tiêu chuẩn quan trọng trong nhận xét, đánh giá, đề bạt cán bộ.
- Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách DS/KHHGĐ theo NQTW4 (khóa VII), Chỉ thị 50 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII).
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm làm chuyển biến sâu sắc tập quán sinh đẻ trong cộng đồng. Vận động toàn x