20-11 ngày Tết khó quên

21/11/2008 - 10:38
Dâng thầy cô đóa hoa tươi thắm tỏ lòng tôn sư. Ảnh: T.Quốc

Dân tộc ta luôn tự hào với truyền thống “tôn sư, trọng đạo”, một nét đẹp giàu tính nhân văn. Nét đẹp ấy được tiếp nối qua bao thế hệ và tiếp tục xây dựng, phát huy bằng nhiều hình thức khác nhau. Không chỉ người thầy dạy chữ, mà thầy còn truyền nghề nên cũng được trò tôn trọng, quý mến hết lòng.

Một năm có 3 ngày Tết, thì đã có một ngày Tết thầy. Và năm nào cũng vậy, cứ đến 20-11, cả nước đều sôi động hẳn lên, không khí xôn xao tưng bừng như lễ hội, nhà trường phát động nhiều phong trào, vì mỗi năm chỉ có một lần, các em học sinh cầm trên tay những bó hoa tươi thắm, tấm thiệp đủ màu sắc… hay gởi gắm những dòng thư, câu thơ, lời nhạc dạt dào tình cảm để chúc mừng thầy cô mà mình thương yêu, kính trọng. Song, quà tặng dù có trị giá đến đâu đều không quan trọng, cái chính đó là ý nghĩa, sự biết ơn của trò đối với thầy cô mình. Vì ngày nay, có thể nói việc tặng quà hàm chứa bao vấn đề về hành động cũng như ý nghĩa lệch lạc đối với người tặng lẫn người nhận. Những chuyện “chạy trường”, “mua điểm” diễn ra khá phổ biến từ cấp mẫu giáo đến đại học, mặc dù đã “nổi lên phong trào” nói không với tiêu cực, nhưng sự chuyển biến đó chưa tạo được niềm tin thật sự trong xã hội.

Trong thời gian gần đây, qua những điều mắt thấy tai nghe, nhiều người bàn cãi: Phải chăng tình nghĩa thầy trò giờ đây không còn được như ngày xưa? Bắt đầu nảy sinh nhiều sự việc như học trò cư xử thiếu tôn trọng thầy cô giáo xảy ra khá thường xuyên, thậm chí có trường hợp học trò hành hung thầy giáo. Bên cạnh đó, báo chí cũng đăng tải lên án cao độ vụ việc thầy giáo gạ tình học sinh hay tình trạng bạo lực diễn ra ngay trong học đường… Đó là một thực trạng hết sức đau lòng còn nan giải, đã và đang đặt ra đối với cả ba phía: nhà trường, gia đình và xã hội.

Nói như thế không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn phủ nhận hoặc quay lưng với những công lao to lớn của các thầy cô. Ở một nơi nào đó, vẫn còn bóng dáng thầy cô ngày đêm chịu thương chịu khó nơi vùng xa xôi, hẻo lánh, miệt mài với công việc “trồng người”. Thầy cô không chỉ đơn thuần dạy cho trò từng nét chữ, con số đầu đời mà còn uốn nắn giáo dục cách làm người, những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Bởi cô không chỉ là một người thầy tận tụy, cô còn là một người mẹ yêu thương, một người bạn để tâm tình.

Cho nên, tình cảm thiêng liêng dành tặng những người thầy, người cô hiện diện trong tâm hồn chúng ta không nhất thiết phải gói gọn ở một thời gian nhất định nào, nhưng ngày 20-11 chính là dịp quan trọng để mỗi người tự bày tỏ lòng mình nhằm khắc ghi và tôn vinh công ơn cao cả của những người suốt cả đời âm thầm lái đò đưa khách sang sông không quản nhọc nhằn, vì:

“Thầy cô như kẻ đưa đò

Tuyết Anh

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN