Trong hai ngày 1 và 2/12 tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11. Chính phủ đã nghe báo cáo tình hình kinh tế-xã hội trong 11 tháng qua; Tập trung thảo luận và thống nhất triển khai ngay 5 nhóm giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, khắc phục đình trệ trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước những tác động tiêu cực từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ nhận định: Tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng 11 tháng qua nền kinh tế nước ta vẫn đạt tăng trưởng trên 6,5%, các biện pháp kiềm chế lạm phát đã phát huy kết quả, nền kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ vững, bảo đảm tốt an sinh xã hội với số tiền trợ cấp lên tới gần 20.000 tỉ đồng (cao gấp 4 lần so với cả năm ngoái). Đây là nỗ lực của toàn đảng, toàn quân và toàn dân ta.
Thủ tướng nhấn mạnh như vậy và nêu rõ, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiên nay, thiên tai lũ lụt ở trong nước đang kìm hãm sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong nhiều ngành và lĩnh vực. Tháng 11 là tháng thứ 5 liên tiếp tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp giảm sút. Ngành xây dựng cũng liên tục tăng trưởng âm trong nhiều tháng qua. Kim ngạch xuất khẩu, đầu tư, thu ngân sách, thị trường chứng khoán, dịch vụ, du lịch, vận tải và sức mua đều sụt giảm. Các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su đồng loạt giảm giá từ 30 đến 50%, thậm chí giá cao su đã xuống dưới mức giá thành sản xuất. Một số sản phẩm khác như xi măng, thép, phân bón đang tồn kho với số lượng lớn.
Nguyên nhân nền kinh tế đang trong chiều hướng suy giảm bắt nguồn từ sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, cộng hưởng với những khó khăn trong nước, nhất là chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn nhiều yếu kém và bất cập. Thủ tướng khẳng định: Chính phủ đã lường trước những khó khăn này và có phương án ứng phó ngay từ khi thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Chính phủ phải thực hiện đồng bộ, đồng thời mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát đã đề ra mà Quốc hội và Trung ương đã thông qua với các giải pháp đồng bộ. Nhưng xác định nhiệm trọng tâm tập trung mọi nỗ lực và bằng mọi giải pháp đồng bộ để ngăn chặn cho được suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ 5 nhóm giải pháp cấp bách yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương tập trung thực hiện ngay. Thứ nhất là thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu. Các bộ, ngành và các địa phương tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ thiết thực cho d