An toàn vệ sinh thực phẩm: Biết tin vào đâu?

25/10/2007 - 22:48

Ảnh minh họa

Nhiều nhà quản lý phải lắc đầu trước tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn người tiêu dùng thì bị đặt vào tình thế: Ăn cũng chết mà không ăn cũng chết.

Hiện nay, hầu hết các nguyên liệu thực phẩm được sản xuất quy mô hộ gia đình. Ngoài ra, khoảng 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn dừng ở quy mô vừa và nhỏ, sản phẩm bày bán lẻ tẻ... Thực tế này khiến cho khái niệm “quản lý chất lượng thực phẩm” dường như không thể đi vào cuộc sống.

Mọi thông tin đều mập mờ…

Với tư cách là một nhà phân phối, bà Nguyễn Thị Hồng Hương - Tổng Giám đốc hệ thống siêu thị Vinatex bày tỏ bức xúc của mình: “Nếu nhà sản xuất đã nằm trong nhóm cung cấp thực phẩm sạch thì phải cung cấp những thủ tục, hồ sơ, chứng từ liên quan chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hoá. Nhưng thực tế không bao giờ có chuyên đó và chúng tôi không biết gõ cửa ở đâu để hỏi. Ví dụ như mặt hàng thực phẩm chà bông (ruốc), có nhà sản xuất đưa cho chúng tôi hạn sử dụng là 6 tháng từ ngày sản xuất. Nhưng có nhà sản xuất đưa cho chúng tôi hạn sử dụng là 2 năm. Chúng tôi hỏi là ai cho phép mặt hàng này được kéo dài hạn sử dụng. Họ nói rằng được phép của cơ quan Kiểm định thực phẩm. Nhưng chỉ cần 5 tháng, mở bao gói ra đã thấy sản phẩm có vấn đề rồi. Chúng tôi băn khoăn dựa trên tiêu chuẩn nào mà nhà sản xuất cho hạn sử dụng là 2 năm, thì anh ta nói rằng đây là bí mật riêng của công ty, không thể cung cấp. Chúng tôi lên Sở y tế đề nghị cho phép cung cấp hạn định sử dụng cho từng loại thực phẩm thì không có, mà cơ quan này chỉ dựa vào công bố của nhà sản xuất mà thôi”.

Cũng theo dẫn chứng của bà Hồng Hương, Bia Heineken, Tiger được sản xuất tại Việt Nam có date (hạn sử dụng) là 6 tháng, nhưng bia 333 date 12 tháng. Khi bà Hồng Hương thắc mắc tại sao lại có hạn định như vậy thì các cơ quan chức năng không có ý kiến. Còn nhà sản xuất bia 333 thì bảo là Nhà nước cho phép tôi có date là 12 tháng và đưa ra bằng chứng, giấy tờ rõ ràng.

Theo TS Phạm Xuân Đà - Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), hiện nay mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thể hiện trên các mặt: Tình trạng ô nhiễm thức ăn đường phố, ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; hiện tượng tồn đọng dư lượng hoá chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lương thực, rau quả. TS Phạm Xuân Đà cho rằng, đáng lo nhất là VSATTP trong chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm. Phần lớn các cơ sở giết mổ động vật hiện nay không đáp ứng yêu cầu vệ sinh. Vi phạm VSATTP cũn

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN