|
Người dân ven biển phía Nam chuẩn bị đối phó với bão số 7 năm 2007. |
Chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo PCLB TƯ chiều tối 16/11, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhận định, bão số 10 tuy không phải là lớn song do Nam Bộ còn thiếu kinh nghiệm, tàu thuyền nhiều, nhà cửa lại yếu, địa thế bằng phẳng, trống trải nên các địa phương phải xác định đây là một cơn bão lớn, rất nguy hiểm.
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV TƯ đánh giá, bão số 10 có nhiều khả năng sẽ càn quét qua hầu hết các tỉnh Nam Bộ. Nó sẽ di chuyển từ biển phía Đông sang phía Tây vùng Kiên Giang. Song, một phương án khác cũng có thể xảy ra nhưng ít hơn: bão sẽ ngoặt về phía Nam, không xuyên qua các tỉnh Nam Bộ mà sạt qua bán đảo Cà Mau.
Ông Tăng cho rằng, với tốc độ di chuyển khá nhanh của bão số 10, trưa và chiều 17/11, gió sẽ mạnh lên ở các tỉnh ven biển từ Ninh Thuận - Cà Mau.
Người dân sẽ phải đối mặt với ngập lụt do bão kết hợp với thủy triều, rất nguy hiểm. Mưa vừa và mưa to xảy ra từ đêm 17/11 tại các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Tâm bão sẽ đi dọc bờ từ ngày 18/11. Ban Chỉ đạo PCLB TƯ nhận xét, vùng ảnh hưởng của bão rất lớn, bán kính khoảng 200km.
Hoàn tất kế hoạch phòng chống bão trước 18h ngày 17/11
Trước sự nguy hiểm cơn bão số 10, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu các địa phương tuyệt đối không được coi thường mà phải triển khai các phương án phòng chống tích cực nhất, kể cả tình huống dự kiến xấu, ngay từ đêm 16/11.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Bão số 10 tuy không phải là bão lớn, song với khả năng phòng tránh bão lụt của nước ta, nhất là khu vực Đồng bằng Nam Bộ thiếu kinh nghiệm. Hơn nữa, khu vực này tàu thuyền nhiều, nhà cửa lại yếu, địa thế bằng phẳng, trống trải. Chưa kể cộng với mưa và lụt, do vậy, các địa phương phải xác định đây là một cơn bão lớn, rất nguy hiểm".
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương, ban ngành phải huy động tổng lực triển khai phòng chống bão, kiên quyết trên từng địa bàn. Theo ông, phương án xấu nhất cần được tính đến, tránh tối đa thiệt hại về người, tài sản của nhân dân. Cơn bão số 9 năm 2006 đã khiến cho khu vực này bị thiệt hại nặng nề, vì thế, nếu không có phương án phòng chống sớm và tốt thì khả năng chết người và thiệt hại về tài sản, hoa màu... rất lớn.
Ngoài việc kêu gọi tàu thuyền trên biển vào nơi trú ẩn an toàn, kiểm soát việc neo đậu, kiểm soát các vùng cửa sông, kênh rạch lớn, yêu cầu ngừng hoạt động đi lại trước và trong khi bão vào, các địa phương cũng phải đặc biệt lưu ý đến người dân làm nghề đóng đáy, nuôi trồng thuỷ sản ven biển và sinh sống ở cửa sông, phải kiên quyết đưa vào bờ. Nhà cửa cần phải chằng chống chặt chẽ, thông báo cho người dân hạn chế đi lại. Đồng thời, sơ tán dân vùng cửa sông, có nguy cơ sạt lở, ngập lụt.
Sau khi đi vào khu vực biển Đông ngày 16/11, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão và di chuyển rất nhanh, khoảng 20-25 km/h. Đây là cơn bão số 10 trong năm nay, có tên quốc tế là Noul.
Trung tâm dự báo KTTV cho biết,
|
|
Nguồn VNN
|
|
|