Các yếu tố tạo thành khủng hoảng ở Pakistan

13/11/2007 - 10:09

Tình trạng hỗn loạn trên các đường phố Pakistan hiện nay xuất phát từ sự pha trộn hay đổi thay của lịch sử, tôn giáo và chính trị mà kết quả của nó rất dễ bùng nổ. Dưới đây là các yếu tố chính của cuộc khủng hoảng này.

Đất nước

Nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan có 165 triệu dân, phân chia theo các nhóm ngôn ngữ và bộ tộc, thống nhất bởi quân đội và Đạo Hồi - và có nhiều trường phái khác nhau gồm truyền thống, bảo thủ và hiện đại.

Pakistan và các lãnh đạo quân đội là một trong những đồng minh chủ chốt của Mỹ, ủng hộ cuộc thánh chiến ở Afghanistan chống lại Liên Xô sau khi Moscow chiếm đóng đất nước này.

Trong những năm 1990, quan hệ giữa Islamabad và Washington trở nên căng thẳng sau khi Mỹ áp đặt các lệnh cấm vận lên Pakistan vì theo đuổi vũ khí hạt nhân. Chính phủ Pakistan quay sang ủng hộ chế độ Taliban ở Kabul cho đến ngày 11/9/2001.

Các nhân vật chính

Tổng thống Pervez Musharraf lên nắm quyền lực ở Pakistan trong một cuộc đảo chính không đổ máu năm 1999. Ông hứa sẽ chỉnh đốn nền kinh tế và diệt trừ tham nhũng.

Tướng Musharraf từng là lính đặc công, đã tham gia các cuộc chiến tranh giữa Pakistan với Ấn Độ, quốc gia láng giềng Nam Á to lớn hơn, trong những năm 1965 và 1971. Sau đó, năm 1999, ông giữ chức Tham mưu trưởng quân đội trong thời kỳ xảy ra cuộc xung đột nhỏ hơn giữa hai nước, sự kiện mà nhiều người lo ngại sẽ leo thang thành chiến tranh hạt nhân khi cả Ấn Độ và Pakistan đều tiến hành thử nghiệm hạt nhân và có khả năng thực hiện được các cuộc tấn công hạt nhân.

Sau vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ, Tướng Musharraf đứng về phía Tổng thống George W. Bush, người liên tục gọi nhà lãnh đạo Pakistan này là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Washington trong cuộc chiến chống khủng bố.

Nhiều năm liền, Musharraf được ca ngợi vì tính liêm khiết và có công thúc ép Mỹ dỡ bỏ các lệnh cấm vận kinh tế nhằm vào Pakistan sau khi đất nước Nam Á này thử nghiệm quả bom hạt nhân đầu tiên năm 1998.

Chánh án Iftikhar Chaudhry là nhân vật "xúc tác" trong cuộc khủng hoảng hiện nay ở Pakistan.

Người đứng đầu Tòa án Tối cao Pakistan đã bị Tổng thống Musharraf đình chỉ công tác hồi tháng 3 vừa qua vì bị cáo buộc vi phạm đạo đức. Động thái này đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình rộng khắp cả nước của giới luật sư và những người ôn hòa thuộc tầng lớp trung lưu từng ủng hộ Musharraf một thời.

Danh tiếng của Tướng Musharraf phai mờ kể từ khi đó. Tháng 7/2007, Tòa án Tối cao phục chức cho ông Chaudhry. Đầu tháng 11, Tòa án này dường như đã sắp đặt phán quyết rằng việc ông Musharraf tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa trong cuộc bỏ phiếu ngày 6/10 là trái hiến pháp.


Đối diện với thử thách chính trị nghiêm trọng nhất trong 8 năm, ông Musharraf đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, đình

Theo VietNamNet

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN