Đào tạo tiến sĩ chất lượng cao

30/12/2007 - 09:39

Với mục tiêu đào tạo 20.000 tiến sĩ chất lượng cao mà Bộ Giáo dục-Đào tạo đưa ra từ nay đến năm 2020 thì những bất cập trong hệ thống đào tạo, tuyển sinh tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay cần được thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của đất nước.

Việt Nam hiện có trên 14.000 tiến sĩ, 16.000 thạc sĩ, hơn 30.000 cán bộ khoa học công nghệ, 47.000 giảng viên các trường đại học và cao đẳng. Đội ngũ tri thức này đã và đang đóng góp tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học, quản lý và giảng dạy. Trong đề án phát triển nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước đến năm 2020, Bộ Giáo dục-Đào tạo phấn đấu đào tạo thêm khoảng 20.000 tiến sĩ. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lo ngại là liệu Việt Nam có thể đạt được mục tiêu đưa ra không khi mà việc đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam đang tồn tại những bất cập, yếu kém.

 

Có bằng tiến sĩ để được thăng tiến?!

 

Theo thống kê của Bộ Giáo dục-Đào tạo, gần 70% số người có trình độ tiến sĩ đang làm quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước, chỉ khoảng 30% tham gia vào công tác nghiên cứu và giảng dạy. Giải thích về nguyên nhân của thực trạng này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Anh Tuấn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội cho rằng, đó là xuất phát từ đánh giá của xã hội coi trọng tiến sĩ làm quản lý cao hơn tiến sĩ làm chuyên môn. Điều này đã khiến 68% cán bộ quản lý không có nhu cầu nghiên cứu mà chỉ cố gắng kiếm được văn bằng tiến sĩ để thuận lợi cho sự thăng tiến trong công việc của mình.


Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Bành Tiến Long chỉ ra rằng, ở nước ta hiện nay đang diễn ra thực trạng là cứ nghiên cứu sinh nào sau khi học tập, nghiên cứu một thời gian là có thể trở thành tiến sĩ. Chúng ta chưa lựa chọn và quản lý việc đào tạo tiến sĩ một cách chặt chẽ. Nếu điều này tiếp diễn thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tiến sĩ ở nước ta, đặc biệt là đối với tiến sĩ các kinh tế, khoa học kỹ thuật.


Ngoài công tác tuyển sinh, quản lý tiến sĩ chưa hợp lý, thiếu tính hệ thống thì chương trình đào tạo tiến sĩ còn chưa gắn với quá trình nghiên cứu khoa học, phương pháp giảng dạy chậm đổi đổi mới. Quy trình đào tạo từ trình độ đại học trở lên có sự trùng lặp kiến thức giữa

Theo VOV

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN