Đau thương nơi vùng lũ

02/11/2007 - 02:17

Từ TP Huế đến xã Hương Phong, huyện Hương Trà chỉ vẻn vẹn 10 km, thế mà phải mất 2 giờ vượt qua những đoạn đường đã biến thành “sông” hay bãi sình lầy, chúng tôi mới đến được. Đến 11 giờ ngày 1-11, toàn huyện Hương Trà vẫn còn 5 xã ngập sâu trong nước. Phương tiện đi lại duy nhất của người dân nơi đây lúc này là thuyền nhưng ít ai dám đi vì rất nguy hiểm.

Phá Tam Giang ngày thường hiền hòa là vậy nhưng 10 giờ đêm 30-10, vì có thêm nước lũ, lốc xoáy, đã nhấn chìm vợ chồng anh Thưởng vốn là người bơi lội giỏi nhất vùng. Bên cỗ quan tài và đàn con thơ của người anh ruột, anh Trương Văn Lợi nghẹn ngào kể lại: Cũng như ngày thường, vợ chồng anh Thưởng cơm tối xong, dặn con cái thu dọn rồi học bài rồi anh chị ra phá bắt mấy con tôm con tép. Trên đường về, gió lốc đánh lật thuyền, anh chị bị dòng nước lũ cuốn trôi. Ngay trong đêm, khi lốc đã qua, chính quyền xã Hương Phong huy động lực lượng tìm kiếm, nhưng do nước lên nhanh, trời lại tối nên đành bó tay. Đến sáng 31-10 xác anh Thưởng được tìm thấy ở cách chỗ chìm đò không xa, tuy nhiên xác của chị Cúc đến chiều hôm qua (1-11) vẫn chưa tìm thấy.

Chị Cúc - anh Thưởng mất đi để lại mẹ già cùng 8 con thơ. Con gái đầu Trương Thị Mới (22 tuổi) cùng với hai người em gái lớn (Dọi và Bích) đều đi ở mướn. Người con trai lớn Trương Văn Tượng (20 tuổi), thi rớt đại học phải vào TPHCM mưu sinh. Em Trương Thị Thêm (SN 1995) học lớp 5, Trương Thị Nữ học lớp 4. Hai cháu còn lại là Trương Thị Phương 5 tuổi và Trương Thị Kiều 3 tuổi bên quan tài của bố, các cháu liên tục kêu mẹ ơi, tiếng khóc nấc lên từng hồi hồi… Chỗ dựa còn lại duy nhất cho 8 nguời con anh Thưởng lại là bà nội Đặng Thị Thiểu (65 tuổi). Bà Thiểu đang giúp việc ở Huế nghe tin con trai và con dâu bị thiệt mạng, tức tốc về nhà trong đêm. Bà ngồi thẩn thờ bên quan tài con, những giọt nước mắt còn lại chảy trên khuôn mặt vốn đã chịu đựng đến tột cùng thương đau. Bà nói trong nước mắt, sao ông trời lại bất công với gia đình tui quá trời ơi!

  • Nỗi đau chồng chất nỗi đau

Sáng 1-11, tại căn nhà lụp xụp của ông Lâm Vĩnh, 62 tuổi, trú tại thôn Cẩm Toại Đông, xã Hòa Phong - bị lũ cuốn trôi, bà con đến chia buồn chật cả sân. Bà Năm Vàng, vợ ông Vĩnh, từ khi nghe tin tìm được xác chồng đã nằm bất động. Khi tỉnh lại, nhìn thấy chiếc quan tài của chồng lại ngất đi. Rời gia đình ông Vĩnh, chúng tôi về thôn Mỹ Tây, xã Đại Phong, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) – nơi có hai học sinh bị nước lũ cuốn trôi tối 30-10. Ông Mai Anh Súy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, cho biết: Khoảng 19 giờ ngày 30-10, chỉ sau 5 giờ mưa kéo dài, nước lũ ập về nhấn chìm nhiều xã của huyện Đại Lộc.

Hai em Lê Thụy Sơn Trang và Nguyễn Thị Bích Thuận (cùng SN 1990, học lớp 12/7 Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển và trú thôn Mỹ Tây, xã Đại Phong) trên đường đi học thêm về ngang qua đập tràn thôn Phú Phong, xã Đại Tân bị nước lũ cuốn. Mãi đến sáng 1-11, thi thể hai em mới được tìm thấy. Tại căn nhà cấp 4 ọp ẹp, một người bạn cùng lớp với Trang, kể trong nước mắt: “Mới đây, bọn em còn bên nhau mà giờ đây thì bạn ấy đã…”, rồi uất nghẹn. Một bạn khác cho biết: “Cùng một lớp nhưng bọn em giờ đã mất 2 bạn thân. Thầy cô bạn bè phải chia nhau để trực ở hai nhà”. Bạn bè

Theo SGGP

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN