 |
Chiếc bánh phồng mì, đường kính 2 mét của DNTN chế biến thực phẩm Thiên Long. |
“Ồ… Đẹp quá!”. Choáng ngay với hàng trăm chiếc đèn lồng đong đưa rợp trời trước khu trung tâm diễn ra Lễ hội Dừa. “Có phải chúng được làm bằng nguyên liệu dừa? Nhưng làm từ bộ phận nào của cây dừa?
Chưa nơi đâu thấy nhiều đến thế!”. Hầu hết những vị khách Tây và không ít người đến tham quan còn lạ lẫm với cây dừa. Một số trẻ em thích thú lắm sau hồi lâu quan sát kỹ mới phát hiện rồi reo lên: “Cọng chà dừa đó!”
Thật bình thường, đơn giản. Song, mặt hàng ấy phải cần sự khéo léo, sáng tạo mà trước nhất là niềm yêu thích đến say mê của người tạo nên. Nếu trước đây, một trong số những nguyên liệu trên chủ yếu làm củi đốt hay rác thải thì giờ đây, tất cả đều trở thành sản phẩm có giá trị về thẩm mỹ, kinh tế và văn hoá. Ngay cổng khu Lễ hội Dừa, hai nắp dừa khổng lồ mở ra phơi lớp cơm dừa đầy đặn, trắng phêu phếu. Tò mò hơn tí, ta sẽ nhận ra sự tinh tế và óc sáng tạo ở lớp gáo dừa bên ngoài toàn bộ được đan bằng chỉ xơ dừa.
Chậm bước vào bên trong khu Lễ hội, mọi người gần như bị cuốn hút bởi hơn ngàn mẫu sản phẩm được “biến hoá” từ thân, lá, quả, chà, cho đến cơm dừa, nước dừa, gáo dừa, chỉ xơ dừa, mụn dừa, cọng lá dừa… Ban tổ chức Lễ hội cho biết, chỉ riêng sản phẩm dừa đặc trưng đã có đến hơn 60 gian hàng đến từ khắp các huyện, thị. Hàng lưu niệm là loại thủ công mỹ nghệ từ dừa dễ dàng biến hoá ra nhiều hình, mẫu thú vị và lạ mắt nhất. Chúng chủ yếu được mài, khắc, gọt tỉ mỉ từ vỏ trái dừa, gáo dừa, thân dừa để tạo nên hàng trang sức, đũa, muỗng, nĩa, trâm cài tóc, lược chải tóc, ghe, thuyền, xe, bàn, ghế, bộ bình trà, chén, tô… Tuy nhiên, năm Kỷ Sửu chủ đề vẫn tập trung cho con trâu- con vật có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam như con trâu được kết hoàn toàn từ nguyên liệu chỉ xơ dừa của ông Năm Công (huyện Chợ Lách). Đặc biệt, tác phẩm thủ công mỹ nghệ từ thân cây dừa gồm có trâu mẹ, trâu tía và trâu con đang nằm gặm cỏ của nghệ nhân Ba Bình An (Thị xã). Chúng quây quần bên nhau thể hiện mong muốn của con người về sự ấm no, hạnh phúc nơi làng quê yên bình.
Lễ hội càng ấn tượng bởi nhiều mẫu thủ công mỹ nghệ dừa được đăng ký Guiness Việt Nam như bức tranh thảm xơ dừa khổng lồ có hình cầu Rạch Miễu và hai cô gái mặc áo dài Việt Nam, với kích thước 6x12m, được làm từ 450 kg chỉ xơ dừa; chiếc bình khổng lồ cao trên 3 mét được ghép từ nhiều mảnh gáo dừa nho nhỏ xếp đều nhau; khay lễ làm từ thân cây dừa; … Những mặt hàng bánh kẹo chế biến từ dừa cũng góp phần tôn vinh cây dừa Bến Tre như viên kẹo dừa kỷ lục của Công ty Đông Á, nặng 600 kg. Ngo