Bốn máy bay ném bom chiến lược - hai chiếc Tu-95MS và hai chiếc H-6K - đã vượt qua Biển Nhật Bản và Hoa Đông. Trước đó không lâu, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã chỉ thị tổ chức đàm phán về hợp tác quân sự giữa hai nước. Phương tiện truyền thông phương Tây đã dự đoán việc thành lập liên minh quân sự giữa Bắc Kinh và Moscow, có khả năng thách thức NATO. Và mặc dù còn quá sớm để nói về một liên minh như vậy, Sputnik đánh giá tổng sức mạnh chiến đấu của một tổ chức như vậy.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình. Ảnh: Tân Hoa xã.
Xe tăng và súng
Liên minh quân sự giả thiết giữa Trung Quốc và Nga thực sự có thể trở thành đối trọng lý tưởng với NATO. Hai quốc gia chiếm phần lớn lục địa Á-Âu có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực khổng lồ. Tổng sức mạnh của Lực lượng Vũ trang là hơn ba triệu người, chỉ ít hơn một chút so với NATO. Theo số lượng đầu đạn hạt nhân thì Nga và Trung Quốc có ưu thế hơn. Phần lớn số đầu đạn trong kho hạt nhân của hành tinh thuộc về Hoa Kỳ và Nga. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng họ dự định duy trì kho vũ khí chiến lược của mình ở mức độ đủ tối thiểu. Số lượng đầu đạn chính xác của Trung Quốc được giữ bí mật, nhưng các chuyên gia cho rằng con số đó ít nhất là 270.
Về xe tăng, lực lượng tấn công chính của Lực lượng bộ binh, Nga và Trung Quốc vượt trội đáng kể so với Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Có tính đến các phương tiện bọc thép nằm trong kho dự trữ, liên minh tiềm năng có tới 26.000 phương tiện chiến đấu so với 15.000 từ các nước NATO. Đồng thời, 8 trong số 29 quốc gia của Liên minh Bắc Đại Tây Dương không hề có đơn vị bọc thép riêng. "Thần chiến tranh" cũng đứng về phía Nga và Trung Quốc. Hai nước có 28.000 -30.000 lựu pháo, pháo, súng cối và nhiều bệ phóng tên lửa khác nhau. Về dự trữ, các chỉ số thậm chí còn đáng kể hơn: chỉ riêng ở Nga đã có 22.500 đơn vị pháo trong kho dự trữ. Tuy nhiên, trong quân đội của các quốc gia liên minh có tới 25.000 khẩu pháo.
Tất nhiên, NATO vượt trội Nga và Trung Quốc trên biển - chủ yếu là do Hải quân hùng mạnh của Hoa Kỳ. Tàu chiến và tàu ngầm trong đội tàu của Liên minh gồm hơn 2.200 chiếc, bao gồm cả tàu hỗ trợ và tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển. Về tàu tuần dương và tàu sân bay tên lửa, NATO có ưu thế tuyệt đối. Hạm đội tàu ngầm lớn nhất thuộc về nước Mỹ (68 tàu). Nga có 64 tàu và Trung Quốc 68 chiếc tương ứng. Cuối cùng, NATO có lực lượng không quân lớn nhất thế giới. Không quân của liên minh có 20.500 máy bay, trực thăng và máy bay vận tải (bao gồm vận tải quân sự, trinh sát, máy bay đặc biệt và máy móc huấn luyện). Không quân Mỹ có gần 14.000 máy bay. Nga và Trung Quốc có thể cất lên không trung khoảng 6.500 máy bay và trực thăng.
Tham vọng châu Á
Lực lượng bộ binh hùng mạnh của Trung Quốc có khoảng 925.000 người. Trung Quốc có số lượng lớn các sư đoàn và lữ đoàn sẵn sàng chiến đấu, bao gồm cả nhân viên và thiết bị có người lái chế độ thời chiến, cũng như các phương tiện chiến tranh hiện đại.
Đặc biệt, năm 2017, đã sản xuất hàng loạt xe tăng VT-4, được các chuyên gia xếp hạng là công nghệ trung gian giữa các xe tăng thế hệ thứ ba và thứ tư (ví dụ, T-14 của Nga trên nền tảng Armata). Tốc độ hiện đại hóa của Hải quân Trung Quốccũng khiến các chuyên gia kinh ngạc. Trong vòng mười năm, Bắc Kinh đã cố gắng thúc đẩy nghiêm túc chương trình chế tạo tàu nổi và tàu ngầm mọi lớp và mọi cấp, bao gồm cả tàu khu trục và tàu sân bay. Mối quan tâm lớn nhất là mở rộng tiềm năng viễn chinh. Đặc biệt Trung Quốc chú ý đóng tàu để vận chuyển các đội quân lớn với thiết bị và vũ khí trên một khoảng cách dài.
Nga và Trung Quốc hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau trong lĩnh vực quân sự. Sự lien kết giữa hai quốc gia này có khả năng trở thành một trung tâm quyền lực mới trong hệ thống đa cực tương lai. Tất nhiên, ngày nay chúng ta không nói về một khối phòng thủ như vậy, nhưng đường lối hướng tới việc tái lập quan hệ đã được thực hiện. Và thực hiện một cách triệt để.
Chống phương Tây
Khởi xướng cuộc đàm phán về hợp tác quân sự là Bộ Quốc phòng Nga. Sự thảo luận về tài liệu mới đây đã thống nhất với Bộ Ngoại giao. Địa điểm cuộc đàm phán sắp tới và ngày tháng không được báo cáo. Nhưng không có nghi ngờ gì rằng cuộc đàm phán đó sẽ diễn ra. Cuộc tuần tra chung của máy bay tầm xa của Nga và Trung Quốc được thực hiện ngay sau ngày công bố lệnh của Thủ tướng, hầu như không phải là một sự trùng hợp đơn giản.
Đổi lại, đại diện của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá cao cấp Wu Qiang nói rằng, Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động chung.
Alexander Plendzhiev, giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế Nga mang tên Plekhanov, ủy viên Hội đồng chuyên gia "Sĩ quan Nga" nói với Sputik: “Trong vấn đề hợp tác quân sự, Moscow và Bắc Kinh xích lại gần nhau một cách nghiêm túc. Cả hai bên hiểu rằng Mỹ đang có khuynh hướng mạnh mẽ đối với phần còn lại của thế giới. Điều này có liên quan đến quá trình tất yếu làm mất vị thế lãnh đạo toàn cầu của Washington. Mỹ và các đồng minh châu Âu của họ đang gây áp lực lên Nga và Trung Quốc. Cần phải kiềm chế Mỹ. Tại sao lại làm điều đó một mình khi có thể liên kết với nhau?"
Xin nhắc lại rằng tháng 6-2017, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã gặp người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa bên lề hội nghị thượng đỉnh SCO ở Astana và đề xuất ký lộ trình hợp tác quân sự giai đoạn 2017-2020. Vào thời điểm đó, hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia đã 12 năm - lần đầu tiên, Nga và Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận song phương vào năm 2005 tại Bán đảo Sơn Đông của Trung Quốc và tại Vladivostok với hơn 1.000 binh sĩ và sĩ quan tham gia. Cuộc tập trận đã trở thành hoạt động thường niên.
Ngày nay, Trung Quốc là nước thường xuyên tham gia Thế vận hội quân sự quốc tế. Năm ngoái, các binh sĩ Trung Quốc đã cùng các đồng đội Nga cầm vũ khí trong cuộc tập trận chung Vostok-2018. Ngoài ra, Trung Quốc là nước ngoài đầu tiên nhận được máy bay chiến đấu S-400 Triumph và Su-35 đa năng của Nga. Có thể nói rằng mức độ hợp tác giữa các lực lượng vũ trang của hai quốc gia thực sự chưa từng có đối với lịch sử mới nước Nga.
Nguồn: vov.vn