Đoàn công tác tỉnh Bến Tre học tập kinh nghiệm tại Cà Mau

12/08/2022 - 18:54

BDK.VN - Sau chuyến tham quan học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế biển tại tỉnh Kiên Giang, ngày 12-8-2022, đoàn công tác tỉnh Bến Tre do Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ làm trưởng đoàn đã đến tỉnh Cà Mau để trao đổi kinh nghiệm quy hoạch và phát triển vùng nuôi tôm công nghệ cao; công tác phối hợp thực hiện chống khai thác IUU và công tác quản lý tàu cá Bến Tre hoạt động xuất nhập bến tại tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.

Đoàn công tác Bến Tre tham quan mô hình tôm lúa tại HTX Trí Lực.

Đoàn công tác Bến Tre tham quan mô hình tôm lúa tại HTX Trí Lực.

Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, cùng lãnh đạo các sở ngành tỉnh Cà Mau đã tiếp và làm việc với đoàn công tác tỉnh Bến Tre.

Cà Mau là tỉnh có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển thủy sản. Sản lượng thủy sản 7 tháng đầu năm 2022 ước đạt 362.058 tấn, bằng 57,47% so với kế hoạch. Hiện nay, nuôi tôm tỉnh Cà Mau phát triển khá mạnh với nhiều loại hình nuôi như: Siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp… Đặc biệt có loại hình nuôi tôm sú sinh thái, tôm - rừng, tôm - lúa có tiềm năng và lợi thế rất lớn cả về diện tích và chất lượng sản phẩm. Tôm Cà Mau được nhiều tổ chức quốc tế cấp chứng nhận.

Đoàn công tác Bến Tre tham quan nhà máy chế biến tôm xuất khẩu của Tập đoàn Minh Phú.

Đoàn công tác Bến Tre tham quan nhà máy chế biến tôm xuất khẩu của Tập đoàn Minh Phú.

Toàn tỉnh có trên 30 doanh nghiệp với 38 nhà máy chế biến xuất khẩu tôm được trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại; công suất chế biến trên 250.000 tấn tôm nguyên liệu/năm. Hầu hết các nhà máy đều đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, đội tàu khai thác thủy sản của tỉnh thường xuyên hoạt động trên biển góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động tỉnh nhà và đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cho rằng, bên cạnh những kết quả nổi bật trên, tỉnh cũng còn bộc lộ nhiều khó khăn như: Công tác quy hoạch còn chậm, chất lượng quy hoạch chưa cao, quản lý quy hoạch còn bất cập; chưa khai thác được hết tiềm năng lợi thế sẵn có. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi và xây dựng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.

Môi trường nước trên các sông, rạch bị ô nhiễm do ảnh hưởng của nước thải công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt… trực tiếp xả xuống sông, rạch ảnh hưởng rất lớn đến tôm nuôi. Khả năng huy động các nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất còn thấp. Công nghệ sản xuất tôm giống mặc dù có tiến bộ, nhưng giống sản xuất trong tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu, tôm giống đảm bảo chất lượng còn chiếm tỷ lệ thấp. Nguồn tôm sú bố mẹ còn phụ thuộc vào khai thác tự nhiên; nguồn tôm chân trắng bố mẹ chủ yếu phải nhập khẩu, chưa chủ động sản xuất…

Dịp này, lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã trao đổi, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và giải đáp làm rõ những vấn đề mà đoàn công tác Bến Tre đặt ra như: Kinh nghiệm phát triển chuỗi tôm hữu cơ; phát triển chuỗi tôm công nghệ cao; việc quản lý, xử phạt các trường hợp tàu cá đánh bắt vi phạm vùng biên giới biển, đồng thời bàn giải pháp phối hợp giữa hai tỉnh để tăng cường công tác quản lý tàu cá một cách hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre đề xuất, sau cuộc họp, lãnh đạo hai tỉnh cùng các sở ngành hai tỉnh sẽ tiến đến việc ký kết cụ thể, các ký kết song phương trên từng lĩnh vực mà hai tỉnh muốn phối hợp.

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ đề xuất, sau cuộc họp, lãnh đạo hai tỉnh cùng các sở ngành hai tỉnh sẽ tiến đến việc ký kết cụ thể, các ký kết song phương trên từng lĩnh vực mà hai tỉnh muốn phối hợp.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ, chuyến làm việc của đoàn công tác tỉnh Bến Tre tại Cà Mau nhằm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2-4-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, các tỉnh trong vùng phải liên kết nhau để cùng phát triển.

“Điều kiện phát triển của hai tỉnh rất tốt và có nhiều tương đồng, tiềm năng để hợp tác phát triển. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Bến Tre muốn chủ động gắn kết, phối hợp chặt chẽ với các tỉnh trong khu vực, trong đó có phối hợp chặt chẽ, lâu dài với tỉnh Cà Mau để học tập, hỗ trợ xuyên suốt nhau trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của khu vực nói chung. Việc phối hợp sẽ gắn với định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng...” - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ cho biết..

Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre đề xuất, sau cuộc họp, lãnh đạo hai tỉnh cùng các sở ngành hai tỉnh sẽ tiến đến việc ký kết cụ thể, các ký kết song phương trên từng lĩnh vực mà hai tỉnh muốn phối hợp.

Đoàn công tác tỉnh Bến Tre khảo sát mô hình liên kết nuôi tôm - lúa theo hướng hữu cơ tại Hợp tác xã Trí Lực.

Đoàn công tác tỉnh Bến Tre khảo sát mô hình liên kết nuôi tôm - lúa theo hướng hữu cơ tại Hợp tác xã Trí Lực.

Cùng ngày, đoàn công tác của tỉnh Bến Tre đã đến khảo sát mô hình liên kết nuôi tôm - lúa theo hướng hữu cơ tại Hợp tác xã Trí Lực, huyện Thới Bình; thăm Nhà máy chế biến tôm xuất khẩu quy mô lớn của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, tại TP. Cà Mau.

Tiếp tục chuyến công tác, sáng ngày 13-8-2022, đoàn sẽ gặp gỡ, trao đổi với ngư dân Bến Tre hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Tin, ảnh: Cẩm Trúc

 

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN