 |
Ông Lý Ngọc Kính |
Sau sự cố bán rác thải bệnh viện tại nhiều bệnh viện, Bộ Y tế đã tiến hành tổng kiểm tra rác thải bệnh viện toàn quốc, đồng thời xây dựng qui chế quản lý rác thải y tế mới. Trong đó, Bộ Y tế dự định cho phép tái chế rác thải bệnh viện
Ông Lý Ngọc Kính, vụ trưởng Vụ Điều trị (Bộ Y tế), cho biết:
- Qua tổng kiểm tra, cả nước hiện có 80 lò đốt rác thải y tế đạt tiêu chuẩn. Trong tổng số 700 bệnh viện được kiểm tra, có trên 73% sử dụng lò đốt, trên 26% còn lại thiêu đốt rác thủ công hoặc chôn lấp tại chỗ, chủ yếu trong số 26% là bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện ở vùng sâu vùng xa. Điều bất cập nhất hiện nay là kinh phí thiêu đốt rác thải hầu như không có. Kinh phí xử lý rác thải bệnh viện ít nhất phải chiếm 5% tổng kinh phí cấp cho bệnh viện, nhưng hầu như lâu nay chưa có, gây khó khăn cho việc xử lý rác thải.
Hầu hết bệnh viện đều xử lý tiệt trùng nước thải, nhưng phần lớn là xử lý bằng hóa chất và xử lý đạt yêu cầu hay chưa thì phải kiểm tra. Tất nhiên nước thải bệnh viện xử lý không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm. Ở bệnh viện, sử dụng hóa chất tiệt khuẩn là chủ yếu, còn độc chất thì chủ yếu từ các nhà máy. Theo tôi, độc chất nguy hiểm hơn do thấm sâu, khó phân hủy và có khả năng gây những bệnh như ung thư |
* Thưa ông, qui chế quản lý rác thải bệnh viện mới cho phép tái chế rác thải bệnh viện. Vậy loại rác nào được tái chế, loại nào không?
- Chúng tôi đã xây dựng xong dự thảo này và đang xin ý kiến để ban hành sớm trong thời gian tới. Về nguyên tắc, những rác thải nào không gây lây nhiễm, không độc hại có thể được tái chế. Ví dụ như lọ huyết thanh, lọ thủy tinh, nilông, giấy... không dính máu, dịch.
Tuy nhiên, qui chế cũng yêu cầu bệnh viện giao đầu mối quản lý rác thải y tế cho khoa chống nhiễm khuẩn, rác thải trong danh mục được tái chế chỉ được bán cho các công ty, doanh nghiệp có chức năng và năng lực, không được bán cho người thu mua lưu động. Thời gian qua, có ý kiến đề nghị nên cho phép bán cả dây truyền dịch và một số loại rác khác, nhưng Bộ Y tế không đồng ý vì lo ngại máu có thể trào ngược lên dây truyền.
* Thưa ông, có nhiều ý kiến cho rằng sản phẩm gia dụng sản xuất từ nhựa tái chế có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng, đặc biệt là ở các nhóm sản phẩm như thìa, ca, chậu... Ý kiến ông ra sao?
- Thật ra nhựa sản xuất các sản phẩm phục vụ y tế là loại nhựa rất tốt. Trong số khoảng 400 tấn rác thải bệnh viện mỗi ngày, có 50 tấn là rác thải độc hại, số này phải nghiêm túc thiêu hủy. Số còn lại có thể sử dụng tái chế, nếu thực hiện đúng qui trình, đúng danh mục rác được phép tái chế, tại các nhà máy đủ tiêu chuẩn, tôi cho rằng sản phẩm từ nhựa tái chế không độc hại gì cho sức khỏe. <