Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Mãi phát biểu tại hội thảo.
Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Mãi, Đại tá Nguyễn Văn Lợi - Trưởng phòng Khoa học quân sự (Quân khu 9) cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các đồng chí cách mạng lão thành, lãnh đạo Bộ CHQS các huyện, thành phố tham dự.
Dự thảo Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh giai đoạn 1945 - 1975, có 3 tập, gồm: Tập 1- 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (7 chương, với 158 trang, như: chương I - Các tổ chức tiền thân của lực lượng vũ trang (giai đoạn 1930 - 1945), chương II - Cùng cả nước đánh thắng giặc thực dân Pháp (giai đoạn 1946 - 1954), chương III - Từ đấu tranh chính trị lên vũ trang tự vệ và sự ra đời của các đơn vị vũ trang của tỉnh (giai đoạn 1954 - 1960), chương IV - Phát triển lực lượng, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (giai đoạn 1961 - 1965), chương V - Tiến công và nổi dậy làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” trên chiến trường Bến Tre (giai đoạn 1965 - 1968), chương VI - Bám trụ chống bình định, phối hợp cùng toàn tỉnh đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” giải phóng Bến Tre (giai đoạn 1969 - 1975).
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Võ Thành Hạo tham gia góp ý kiến tại hội thảo.
Tại buổi hội thảo, nhiều ý kiến đóng góp từ các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các đồng chí cách mạng lão thành cho dự thảo lần thứ I Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh giai đoạn 1945 - 1975.
Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Mãi đánh giá cao và ghi nhận những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng chí như về bố cục, cách hành văn, lập luận - phải theo thể văn chính luận. Ban biên tập nghiêm túc tiếp thu, nhất là cần có thêm thời gian thu thập tài liệu, gặp gỡ nhân chứng lịch sử để bổ sung đầy đủ thông tin, sớm hoàn chỉnh quyển Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh giai đoạn 1945 - 1975.
Tin, ảnh: Thành Lập