Kinh hoàng những sản phẩm làm từ phế liệu:

18/10/2007 - 09:36

Những chiếc bao nilông người dân thường dùng để đựng bánh mì, trái cây, thức ăn hoặc bát chén, đũa, muỗng, thau chậu làm bằng nhựa tưởng chừng vô hại lại ẩn chứa nhiều vi khuẩn. Bởi nguyên liệu để sản xuất chúng có khi được làm từ... rác.

Bài 1:

Khi rác trở thành... đồ đựng thức ăn

Xôi khúc nóng đựng trong hộp xốp cho khách hàng (ảnh chụp trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM) - Ảnh: N.C.T.

"Nếu thấy qui trình sản xuất một chiếc bao xốp (nilông) thì chẳng còn dám ăn một ổ bánh mì được lấy từ bịch nilông ra" - S., một người làm trong ngành nhựa, "khều nhẹ” trước khi cùng chúng tôi đi tìm hiểu qui trình sản xuất nhựa tái chế.

Theo S., nhiều sản phẩm nhựa trên thị trường đều được làm từ hạt nhựa tái sinh với nguồn phế liệu là... rác!

Khu Láng Le - Bàu Cò (huyện Bình Chánh, TP.HCM) là một địa điểm thu mua phế liệu nhộn nhịp của thành phố. Tại đây người ta thu mua mọi thứ từ phế liệu gỗ, nhôm, sắt thép, bêtông nhưng nhiều nhất vẫn là nhựa phế liệu.

Bãi thu mua phế liệu nhìn không khác gì bãi rác. Trong bãi rác có thể tìm thấy mọi thứ làm bằng nhựa đã biến dạng hoặc không thể sử dụng được như mành nhựa cuốn, ống nhựa bảo vệ điện đến những que nhựa phế thải. Theo một người làm ở đây, phế liệu được thu mua từ những người mua ve chai chỉ cần rửa sơ qua rồi băm nhỏ là đưa vào lò tạo hạt. "Gần như nhựa tái sinh đều được "hồi sinh" từ đống phế liệu này" - L., một người xử lý phế liệu, nói.

Kinh hoàng

Một lò sản xuất hạt nhựa tái chế trên đường Phan Anh (Q. Bình Tân, TP.HCM) - Ảnh: NH.B.
Nhựa muốn tái chế được phải qua công đoạn bằm và phơi khô. Những loại nhựa dơ bẩn sẽ được rửa sơ và đem phơi khô trước khi bằm. Qui trình sản xuất một sản phẩm nhựa thường được "chuyên môn hóa" từng khâu cụ thể với các bước: thu gom phế liệu, phân loại (xử lý) phế liệu, tái chế hạt nhựa và gia nhiệt để tạo ra sản phẩm.

Trong những ngày khảo sát tại các khu mua bán phế liệu, điều làm chúng tôi kinh hoàng nhất là những loại nilông đư

Theo Tuổi Trẻ

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN

Liên kết hữu ích