![]() |
Các phương tiện trộm cát được kéo về tại vàm Nước Trong sông Hàm Luông. Ảnh: H.Đ |
Loạn khai thác cát đã làm thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhân dân. Ngoài cồn Phú Đa, trộm cát thường tới những mỏ cát khác trên sông Hàm Luông tại vùng giao nhau theo địa giới hành chính huyện để “hành nghề”. Khi bị đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện, kẻ trộm sẽ cố sức tháo chạy hoặc năn nỉ, lúc cần thiết thì sẵn sàng “bỏ của chạy lấy người”…
Ngành chức năng vào cuộc, nhưng... Chiếc đò nhỏ gắn máy công suất lớn chở hơn mười người chúng tôi lướt nhanh trên sông Mỏ Cày. “Có trộm cát ngoài sông Hàm Luông, tăng tốc chút nữa”, anh Tư Chấu – Chủ nhiệm HTX Khai thác cát Mỏ Cày giục chủ đò Tuấn. Lập tức, Tuấn siết ga tiến về hướng ngã ba vàm Giồng Quéo. Trên sông, vài chiếc ghe chở đầy cát từ dòng Hàm Luông đang trở về. Tư Chấu cho biết: “Mấy chiếc này vừa hút cát xong đó”. Tại vàm Nước Trong, một chiếc ghe sắt lớn đang miết ga, cát từ lòng sông ồ ạt chảy vào khoang qua ống hút lớn. Thấy đoàn kiểm tra liên ngành tới, ba người thanh niên trên ghe vội tắt máy. Khi được hỏi giấy tờ, nhóm người này cho biết họ chỉ là người làm thuê, không có mặt chủ ghe, không giấy tờ đăng ký ghe, không bằng lái, không chứng minh nhân dân. Biên bản vi phạm hành chính được lập xong nhưng họ cứ chần chừ không chịu ký tên mà bấm điện thoại di động liên tục. Phải mất hơn nửa giờ sau, Đoàn (tài công) thấy “không trôi” đành phải miễn cưỡng chấp hành. Chiếc ghe sắt này có trọng tải khoảng 70 tấn, máy công suất lớn, ống hút có đường kính khoảng 20cm, chủ nhân của nó là một người quê ở xã An Định (Mỏ Cày Nam). Anh Hùng (làm thuê) cho biết: “Lấy cát vào lúc nhửng lớn là mau nhất. Cỡ như chiếc ghe này, bơm khoảng hơn nửa giờ là đầy”. Trong thời gian chờ đợi lập biên bản, đoàn kiểm tra đã “lượm” thêm năm chiếc ghe trộm cát nữa kéo về điểm tập kết gần vàm Nước Trong. Người dân đóng cừ chống sạt lỡ nhưng vô hiệu. Tới khu vực xã Định Thủy (Mỏ Cày Qua hai giờ tuần tra kiểm soát trên sông, đoàn kiểm tra tạm giữ bảy ghe trộm cát lớn, nhỏ đủ loại, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt mỗi phương tiện vi phạm năm triệu đồng. Lúc này, những người vi phạm đều nại ra lý do có hoàn cảnh khó khăn, xin miễn hoặc giảm số tiền nộp phạt, trong số này có ông Ri (thị trấn Mỏ Cày Giải pháp phòng, chống? Bức xúc trước tình trạng “cát tặc” hoành hành cồn Phú Đa, đêm Theo số liệu của cơ quan chức năng, tổng sản lượng cát khai thác trong các năm: năm 2006: 1,67 triệu m3; năm 2007: 2,01 triệu m3; năm 2008: 4,22 triệu m3; 5 tháng đầu năm 2009: 316,6 ngàn m3. Như số liệu trên, khối lượng cát khai thác trong 5 tháng đầu năm 2009 là quá thấp so với thực tế và chênh lệch rất xa với tài liệu mà phóng viên thu thập được. Đơn cử, chỉ tính riêng Công ty Cổ phần VLXD Bến Tre (đơn vị khai thác cát lớn), số lượng cát khai thác trong 5 tháng đầu năm 2009 của công ty là 770 ngàn m3 (số tròn), trong 10 tháng đầu năm 2009 là 3 triệu m3 (số tròn). Đối chiếu với 6 giấy phép khai thác cát mà Công ty Cổ phần VLXD Bến Tre được cấp khai thác ở 6 mỏ cát khác nhau trên các sông: Cổ Chiên, Tiền, Hàm Luông thuộc địa bàn tỉnh Bến Tre, với tổng công suất là hai triệu m3/năm, trong 10 tháng đầu năm 2009 công ty đã khai thác được ba triệu m3 cát (số tròn), tức vượt một triệu m3. Trong 6 giấy phép được cấp này, giấy phép số 1064/QĐ-UBND ngày 22-8-2008, công ty được quyền khai thác cát lòng sông tại mỏ cát trên sông Cổ Chiên thuộc hai xã Vĩnh Bình, Sơn Định (Chợ Lách), thời hạn khai thác đến ngày 31-12-2008; sau đó được gia hạn khai thác đến tháng 1 năm 2011 (giấy phép số 2268/QĐ-UBND ngày 14-11-2008 được cấp lần thứ hai). Theo Nghị quyết số 11/2009/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Bến Tre “Về việc quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản cát lòng sông tỉnh Bến Tre đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” đã quyết nghị một số khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động thăm dò khai thác khoáng sản, trong đó tuyến sông Cổ Chiên cấm khai thác 3 khu vực gồm: khu vực cồn Phú Đa (xã Vĩnh Bình, Chợ Lách), khu vực phà Cổ Chiên (xã Thành Thới B, Mỏ Cày Nam), khu vực phà Cổ Chiên (xã Cẩm Sơn, Mỏ Cày Nam), liệu gia hạn thời hạn khai thác đến năm 2011 có trái với nghị quyết?
Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách Nguyễn Phước Toàn Mỗi ngày, nếu tính bình quân có 60 lượt ghe (không kể xà lan) tới trộm cát, mỗi ghe chứa cỡ 40 m3 thì nguyên cả năm cồn Phú Đa mất đi hơn 700 ngàn khối cát. Thử hỏi, lấy gì để bù đắp lại? (Một người dân cồn Phú Đa)
“Huyện đã chỉ đạo cho ngành chức năng và UBND các xã tiến hành gắn lại các phao báo hiệu trên các mỏ cát và tăng cường công tác tuần tra kiểm soát”.
Sạt lở tại cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình (Chợ Lách) đã xảy ra nghiêm trọng, nguyên nhân chính là nạn khai thác cát trái phép. “Cát tặc” còn hoạt động trên sông là còn nguy cơ sạt lở xảy ra, gây thiệt hại lớn về tài sản và ảnh hưởng xấu đến đời sống, tinh thần của nhân dân- đặc biệt là làm thiệt hại đến công trình điện quốc gia (trụ điện 110 KV) cùng nhiều công trình khác…
Để góp phần ngăn chặn “cát tặc” và sạt lở, ngành chức năng cần có quy định giờ giấc khai thác cụ thể đối với từng mỏ cát, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát liên ngành-nhất là các khu vực cấm khai thác, kiên quyết xử lý và xử phạt nghiêm đối tượng vi phạm. Mặt khác, cần kiểm tra nghiêm các đơn vị được cấp giấy phép trong hoạt động khai thác, chế độ báo cáo, việc thực hiện nghĩa vụ của đơn vị khai thác và rút giấy phép các doanh nghiệp khai thác cát thuộc khu vực mỏ đã cấm theo Nghị quyết số 11/2009/NQ-HĐND ngày 22-7-2009 của HĐND tỉnh.
Một vùng đất yếu như đồng bằng sông Cửu Long mà vẫn cho khai thác cát ồ ạt, vượt mức kiểm soát chẳng khác nào đồng ý cho đào ruỗng chân đê. Khi đó móng đê không còn, chân đê không còn, đương nhiên dòng chảy sẽ cuốn đi hàng trăm, hàng ngàn hecta đất ven hai bên bờ sông, các hệ thống công trình thủy lợi, đê kè bị phá hủy, nhà cửa của người dân ven sông bị cuốn trôi, khi đó chắc chắn thiệt hại về con người và kinh tế là vô cùng nghiêm trọng. Tiến sĩ Trần Tân Văn- Phó Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản (Bộ Tài nguyên - Môi trường) |
Huỳnh Đức
Chia sẻ bài viết |