Thời gian qua, sự bùng phát dịch cúm gia cầm không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi.
Ở Việt Nam, trong ngành chăn nuôi, thuỷ, gia cầm chiếm vị trí thứ hai, sau chăn nuôi lợn, mỗi năm cung cấp khoảng 380.000 tấn thủy, gia cầm hơi và gần 5.000 tỷ quả trứng, đảm bảo cho nhu cầu trong nước. Tuy vậy, gia cầm chủ yếu được chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, khâu giết mổ thủ công, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Gia cầm được giết mổ ở mọi địa điểm: ở chợ, trên mọi ngõ ngách của đường phố, trong thôn xóm. Kết quả kiểm tra tại 30 tỉnh, thành phố cho thấy, có đến trên 90% cơ sở giết mổ gia cầm nhỏ lẻ, các trang thiết bị dùng cho quá trình giết mổ thô sơ. Nhiều địa điểm giết mổ không có hệ thống xử lý chất thải, hoặc có thì cũng không đảm bảo vệ sinh môi trường. Chất thải trong quá trình giết mổ không qua hệ thống xử lý mà trực tiếp chảy ra hệ thống thoát nước công cộng hoặc chảy thẳng ra các sông ngòi, ao hồ làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là một trở ngại cho ngành chăn nuôi gia cầm và nguy hiểm là những ổ dịch tiềm ẩn có nguy cơ phát tán dịch bệnh.
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm thì mới đây, trong việc giám sát mẫu lưu hành virus tại các chợ, điểm giết mổ ở 25 tỉnh, thành cho thấy, 1,75% số thủy, gia cầm bán ở chợ mang chủng virus. Có tỉnh có tỷ lệ lưu hành virus cao từ 2-3% là Lạng Sơn, Hà Nam, Thái Bình, Cà Mau, Trà Vinh. Chính phủ đã có chủ trương thúc đẩy chế biến và giết mổ gia cầm tập trung theo hướng công nghiệp. Tuy nhiên mới chỉ có một số thành phố lớn đã triển khai khu giết mổ tập trung như: Bình Phước, Quảng Ninh, Hải Phòng, Long An, Thừa Thiên Huế, Hà Nội, Cần Thơ, Huế, TP. HCM... Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên ồ ạt xây dựng những lò giết mổ tập trung với quy mô lớn. Theo các chuyên gia, để việc tổ chức giết mổ có hiệu quả, phù hợp với thị trường tiêu thụ thì trước mắt nên xây dựng lò giết mổ theo quy mô vừa và nhỏ từ 350-500 con gia cầm/giờ. Quy mô này vốn đầu tư ít phù hợp với nhiều vùng của nước ta còn nghèo và chưa quen với tiêu thụ gia cầm sẵn và đông lạnh. Có làm tốt được việc xây dựng các khu giết mổ tập trung ở các tỉnh, thành thì người tiêu dùng mới có sản phẩm an toàn, cũng là để ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Bà Trần Kim Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Năm 2008 là năm an toàn vệ sinh thực phẩm
Hệ thống thú y đã được Nhà nước quan tâm hơn trước rất nhiều nhưng đội ngũ cán bộ thú y vẫn còn rất thiếu và hạn chế về năng lực. Mặt khác, với tình trạng chăn nuôi nhỏ, lẻ phân tán và người dân chưa có ý thức chấp hành Pháp lệnh Thú y cũng như các quy định về kiểm dịch thú y như hiện nay thì công tác kiểm dịch ở các cơ sở, từ cơ sở ấp t