 |
Chiếc tàu trên luồng cảng Sài Gòn - Vũng Tàu đầu tiên có hải đồ điện tử. |
Trên biển không có đường, người đi biển vẽ đường đi trên hải đồ giấy. Mới đây
nhóm kỹ sư của Cty Bảo đảm hàng hải 2 đã nghiên cứu xây dựng hải đồ điện tử để
giúp những người đi biển Việt Nam đôi mắt thần điện tử có thể nhìn xuyên
nước.
70% tàu quốc tế có hải đồ điện tử
Ông
Phạm Đình Vận - GĐ Cty Bảo đảm hàng hải 2 - cho biết: Thông thường tàu đi biển
dựa theo hải đồ giấy dùng các thiết bị đo kinh, vĩ độ để vẽ trên giấy hướng đi
của con tàu sau đó đi theo hướng đã vẽ. Tuy nhiên từ nhiều năm nay, hải đồ điện
tử (HĐĐT), cơ sở dữ liệu nền thiết yếu của hệ thống quản lý báo hiệu hàng hải đã
được sử dụng rộng rãi trên các tàu biển khắp thế giới. Hiện đã có khoảng trên
70% số lượng tàu quốc tế được trang bị hải đồ điện tử.
Trong khi đó tại
VN hải đồ điện tử vẫn còn xa lạ. VN hiện có hơn 100 cảng lớn nhỏ. Tổng chiều dài
tuyến mép bến gần 36km và hơn 100 bến phao. Một năm bình quân hệ thống cảng VN
tiếp nhận khoảng 62.000 lượt tàu thuyền ra vào (khoảng 170 lượt tàu/ngày). Mỗi
năm lượng hàng qua cảng có mức tăng trưởng vào khoảng 10% như vậy số lượng tàu
vào cảng không ngừng tăng lên.
Nếu sản xuất được hải đồ điện tử của các
luồng cảng, các tàu quốc tế vào các cảng VN sẽ phát huy được hết tính năng của
các thiết bị hiện đại. Cách thao tác xưa như trái đất với hải đồ giấy thước và
la bàn vừa phức tạp, vừa dễ nhầm lẫn, lại không thể cập nhật thường xuyên sẽ
được thay bằng chỉ vài cái click... HĐĐT còn là một bước nâng tầm để hội nhập
với thế giới, đồng thời là một sản phẩm có thể đem lại nguồn thu lớn, vì tính
tiện ích hơn hẳn cho các tàu quốc tế vào cảng.
Chính những lý do trên đã
thôi thúc nhóm kỹ sư của Cty Bảo đảm an toàn hàng hải 2 thực hiện đề tài khoa
học "Nghiên cứu, xây dựng hải đồ điện tử luồng Sài Gòn-Vũng Tàu phục vụ khảo sát
luồng và quản lý báo hiệu hàng hải".
Tháng 4.2006 nhóm nghiên cứu, thu
thập các dữ liệu thuỷ đạc, dữ liệu nền, dữ liệu về thuộc tính của các đối tượng
cần thể hiện trên hải đồ. Nhóm đã đồng bộ hoá các cơ sở dữ liệu tuân thủ theo
các quy định của bộ tiêu chuẩn S - 57, biên dịch các thông tin dữ liệu này sang
dạng hải đồ điện tử, xây dựng phần mềm để hiển thị nội dung HĐĐT trên máy tính
và có thể kết nối với một số thiết bị ngoại vi.
Dấu ấn về biên
tập hải đồ
Đầu năm 2007, HĐĐT được kiểm tra và thử nghiệm trên
tuyến luồng Sài Gòn - Vũng Tàu. Qua đối chứng, tính phù hợp với các tiêu chuẩn
quốc tế bằng phương pháp sử dụng các phần mềm hiển thị hải đồ điện tử đã được
quốc tế công nhận. HĐĐT cung cấp lượng thông tin đầy đủ và chi tiết mà hải đồ
giấy thì không thể. Mặt khác, HĐĐT đã được chuẩn hoá theo các tiêu chuẩn quốc
tế, dễ dàng cập nhật, thay đổi theo các tiêu chuẩn quốc tế khi có nhu cầu mà
không bị phụ thuộc bởi các đối tác nước ngoài.
HĐĐT sẽ giúp các đơn vị
làm công tác bảo đảm hàng hải trong nước như các cảng vụ, các Cty hoa tiêu, các
Cty bảo đảm an toàn hàng hải nâng cao năng lực hoạt động, đáp ứng yêu cầu của Tổ
chức Hàng hải quốc tế (IMO). Đây cũng là một điểm thuận lợi thu hút tàu các nước
cập các cảng biển VN trong thời h