Lê Thị Tường Vi chia sẻ về những góc khuất nghề nhân sự

20/06/2022 - 13:06

BDK.VN - Nhân sự không hề nhàn hạ như nhiều người vẫn nghĩ. Chỉ những ai đã từng trải qua quá trình công tác trong nghề mới có thể thấu hiểu những góc khuất đằng sau. Tác giả Lê Thị Tường Vi sẽ vén bức màn sự thật về những góc khuất của nghề nhân sự, mang đến bức tranh thực tế đến độc giả.

Làm nhân sự quyền lực lắm

Nhiều người nghĩ rằng làm ở bộ phận Nhân sự quyền lực lắm.

Nhân sự là những người đại diện cho công ty để chiêu mộ, tuyển chọn nhân tài, phỏng vấn, sàng lọc ứng viên và đặc biệt là người quyết định mức lương ứng viên được nhận bao nhiêu, phúc lợi kèm theo, lại còn mang tiếng hét ra lửa, chi li tính toán.

Ngoài ra, Nhân sự là một trong những người được biết trước một số thông tin hoặc bí mật của Doanh nghiệp chẳng hạn như: tình hình tài chính tốt hay xấu, kế hoạch sắp tới (tái cấu trúc, phát triển kinh doanh thậm chí là đóng cửa công ty,..), danh sách những nhân viên sắp được thăng chức hoặc chuẩn bị sa thải, những nội dung chi tiết liên quan lương, thưởng, phúc lợi đãi ngộ của nhân viên,..

Những điều tác giả liệt kê phía trên cũng chỉ là bề nổi của sự thật. Thực tế là, làm Nhân sự chịu khá nhiều áp lực khi bị “trên đe dưới búa”. Nhân sự là người đứng ở giữa để cân bằng quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ giữa Người lao động và Doanh nghiệp. Nhân sự vừa thi hành chỉ thị của Lãnh đạo, tư vấn Doanh nghiệp vận hành đúng Pháp Luật, vừa thay mặt Người lao động đề xuất hoặc đòi hỏi quyền lợi. Nhân sự luôn phải biết lúc nào cần tiến và cần lùi, có thái độ mềm mỏng để xử lý các tình huống căng thẳng, đồng cảm và chia sẻ với nhân viên những khó khăn trong những mối quan hệ công sở. 

Nghề nhân sự không hề nhàn hạ.

Làm nhân sự kể cũng nhàn

Nhân sự không hề nhàn nhưng nhiều người lại mặc định trong suy nghĩ là như thế. Thử tưởng tượng một ngày làm Nhân sự với vô số việc không tên lẫn việc có tên đan xen lặp lại với tần suất dày đặc là đã cảm thấy đau lưng, mỏi gối, tê tay, nhức đầu. Nhân sự đảm nhiệm khá nhiều vai trò, trách nhiệm và áp lực mà không phải ai cũng có thể thay thế được.

Mọi người nghĩ đơn giản Tuyển dụng chỉ là đăng tin xong sẽ có đến hàng chục hồ sơ đổ về. Nhưng không, làm gì có chuyện thế nếu không được đào tạo về kỹ thuật viết tin đăng tuyển thu hút, phân tích kênh nào đăng hợp lý hay cách đọc và chọn hồ sơ nào phù hợp. Đó là chưa kể đến, Doanh nghiệp không có chi phí cho đăng tuyển nhưng KPI thì vẫn phải hoàn thành đúng kỳ đúng hạn, bàn giao đủ người, hoặc giữa thị trường bao nhiêu người tìm việc nhưng đăng tuyển thì gặp tình trạng không một bóng ứng viên như thể “tỷ lệ thất nghiệp bằng 0”. Còn những trường hợp bùng phỏng vấn, bùng nhận việc khiến Nhân sự rơi vào trầm cảm.  (LeTuongVi chia sẻ)

Nhân sự hay được gọi là nghề “Làm dâu trăm họ”.

Không chỉ chú trọng khâu đầu vào, Nhân sự còn theo sát và đảm nhận toàn bộ quá trình nhận việc của ứng viên. Họ chuẩn bị các công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị, bố trí chỗ ngồi, đưa nhân sự mới đi làm quen với các phòng ban, vừa phải đào tạo hội nhập về các nội quy, chính sách, văn hoá tổ chức và còn tham gia thu thập, đánh giá năng lực của Người lao động để thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp với từng vị trí. 

Nhân sự lo Lương, Thưởng, Phúc lợi, Bảo hiểm, Thuế, Công đoàn, các hồ sơ và báo cáo cho cơ quan Nhà nước đúng kỳ đúng hạn. Nhân sự lên kế hoạch tổ chức những đợt khám sức khỏe và chương trình nghỉ dưỡng, gắn kết cho toàn thể nhân viên. Làm nhân sự không hề nhàn hạ các bạn ạ!

Tác giả Lê Thị Tường Vi muốn gửi đến bạn đọc những góc khuất của nghề Nhân sự và mong rằng nhiều người sẽ thấy được bức tranh sự thật của những người làm nghề này. Nghề Nhân sự không hề nhàn hạ như bao người vẫn nghĩ.

Theo: letuongvi.vn

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN