Liên kết- lối mở cho trái cây

30/11/-0001 - 00:00

Theo số liệu thống kê của năm 2007, Việt Nam có diện tích cây ăn quả là 750.000 ha, trong đó cây có múi phát triển mạnh tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 80.000 ha, cho sản lượng 532.000 tấn.

Tại Bến Tre chỉ tính riêng huyện Chợ Lách diện tích trồng cây ăn quả là 12.321 ha (cho trái 9.952 ha), sản lượng trung bình 140 ngàn tấn. Sản lượng có tăng nhưng so mật độ dân số thì số lượng tiêu thụ trên mỗi đầu người còn rất thấp. Rau quả Việt Nam cũng đã xuất sang Trung Quốc 22.200.000 tấn (năm 2006), 27.230.000 tấn (năm 2007), EU: 23.500.000 tấn (năm 2006), 64.522.000 tấn (năm 2007). Dự báo của FAO cho thấy mức thu nhập bình quân/người tăng 1% thì nhu cầu rau quả tăng 1,3%. Và mức tiêu thụ rau quả trong thị trường nội địa tăng khoảng 10%/năm, đạt 171 kg/người năm 2010. Thị trường thế giới nhu cầu tiêu thụ rau quả tăng bình quân 3,6%/năm. Từ những con số này cho thấy thị trường rau quả cung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Thế nhưng nhà vườn luôn phải than phiền cây trồng cho sản phẩm không đầu ra.

Tiến sĩ Võ Mai- Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho rằng, đây là một nghịch lý mà nhà vườn, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và Nhà nước phải suy ngẫm và tìm ra bản chất vấn đề. Tồn tại chính của ngành trái cây Việt Nam, không phải là thiếu thị trường mà do sản xuất manh mún, ứng dụng kỹ thuật không đồng bộ dẫn đến chất lượng kém (không đẹp, không đồng đều về màu sắc, kích cỡ, vị không đặc trưng, không an toàn). Bệnh vàng lá greening có tác hại là giảm sản lượng trái và phải đốn bỏ cây trồng. Có nhiều đơn đặt hàng số lượng lớn nhưng doanh nghiệp không đủ sức đáp ứng, giá thành sản phẩm còn cao và nhà vườn ít quan tâm đến thương hiệu. Mặt khác, trong điều kiện cuộc sống cải thiện, người tiêu dùng quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng qua một số cuộc thi trái ngon, thi đấu xảo vẫn phát hiện vẫn còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong mẫu trái cây.

Tất cả tồn tại này được xem là rào cản để trái cây Việt Nam chinh phục thị trường cạnh tranh các nước. Câu hỏi đặt ra đối với người sản xuất là phải sản xuất theo yêu cầu thị trường, phải biết người tiêu dùng cần gì ? Không gì khác ngoài sản phẩm đẹp, ngon, an toàn, tươi, giá chấp nhận. Chỉ có liên kết, liên doanh giữa 4 nhà: nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước mới giải quyết được câu hỏi này. Sản xuất phải tập trung thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã. Nhiều nhà vườn ở các nước sở hữu vài chục ha đất nhưng họ vẫn phải liên kết lại để tăng thêm sức mạnh. Đằng này, Việt Nam từng hộ dân chỉ sở hữu vài công đất, nhiều lắm vài ha nên liên kết những người có cùng chủng loại cây trồng là yêu cầu bức thiết. Khi liên kết lại, các thành viên thống nhất quy trình sản xuất, được chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật dễ dàng hơn v

Trần Quốc

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN