|
Ông Trương Văn Đông chụp ảnh lưu niệm cùng ông bà Huỳnh Thị Trâm, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thanh Tây Bùi Văn Tuấn (bìa phải). Ảnh: P.Y |
Cuộc chiến tranh ác liệt của hơn 30 năm trước với muôn vàn mất mát đau thương đã đi vào lịch sử, quê hương xứ dừa oằn mình trong lửa đạn. Tiến công - ôm ấp chữ hòa bình, những con người gắn cùng năm tháng ấy không ít người đã mãi mãi ra đi.
Hơn ba mươi năm sau, đất mẹ phủ màu xanh cây trái, nhộn nhịp buổi chợ đông. Những vùng đất, con người ngày ấy vẫn khí thế hòa mình cùng nhịp sống hôm nay. Vào những ngày đầu tháng 7- 2008, Q.Tổng biên tập báo Đồng Khởi - Trương Văn Đông đã bắt đầu chuyến hành trình xuyên qua các mặt trận xưa, tìm về nguồn cội. Bao câu chuyện hòa lẫn nước mắt, nụ cười cùng niềm rung cảm của người trong cuộc được lật lại từng trang.
ĐƯỜNG VỀ TÂN THANH TÂY
Chuyến đi đã được lên lịch từ trước. Công việc của một người điều hành tờ báo cứ siết lấy ông- Q.Tổng biên tập Trương Văn Đông (tôi vẫn gọi là bác Đông). “Đi! Nhất định phải đi, không chần chừ gì nữa!” Ông quyết định chắc nịch một câu rồi sắp xếp mọi thứ công việc và lên đường. Bởi, “thời gian không chờ đợi một ai, tuổi đời ngày một lớn”- ông nói. Và có lẽ, niềm khao khát thăm lại các chiến binh xưa, vùng đất cũ của ông giờ đã là đỉnh điểm. Trời còn mù mù chưa rõ ánh sáng, ông đã xuất hiện, vai mang cái máy ảnh - vật “tri kỷ” suốt cuộc đời làm báo của ông, một cái giỏ với ít bộ đồ và một cây đàn kìm. Thế là đi! Hướng về Mỏ Cày xe thẳng tiến, mặt trời dần ló dạng, ửng hồng - thông báo một ngày đẹp trời. Tôi nhận thấy ông bác dường như rất vui. Ông ngâm mấy câu thơ ca ngợi tinh thần du kích Tân Thanh Tây (TTT) của nhà thơ Lê Hà, đầy tâm đắc. “…Tân Thanh Tây, Tân Thanh Tây. Giặc đốn mút mùa cây vẫn cây…” Rồi kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện về thời ấy mà ông nhớ như in.
Xe chạy theo con lộ cặp sông Thom, qua Đa Phước Hội, Khánh Thạnh Tân hơn cây số thì bước vào địa phận TTT. Con đường nhựa trải dài thẳng tít xuyên qua các ấp. Thỉnh thoảng lại có một nhóm các dì, các chị tay xách giỏ thong thả cùng nhau đi chợ, vừa đi vừa trò chuyện rôm rả. “Ngày trước, con đường này đất bùn rất lầy lội, khó đi lắm. Giờ khác nhiều lắm rồi, bà con mình không sợ gì trời mưa, trời nắng nữa, đường vẫn sạch sẽ, bon bon”- Ngạc nhiên trước sự đổi mới vượt bậc của TTT, ông bác tôi cứ xuýt xoa mãi.
Nằm trên đường vào xã, Phòng khám đa khoa khu vực Giồng Keo vừa được xây dựng khá khang trang. Gắn bó tại đây có 4 bác sĩ và 3 y tá, hộ sinh. Bà Nguyễn Thị Neo - một bệnh nhân đang chờ khám, kể: “Hồi trước hả, chiến tranh mà, làm gì có được chỗ khám bệnh đẹp như vầy? Chạy đạn khổ lắm, bệnh thì ra tiệm thuốc tây mua vài viên về uống đỡ. Mà h