Mỹ thử tên lửa siêu vượt âm thất bại

22/10/2021 - 11:46

Ngày 21-10-2021, Lầu Năm Góc thông báo quân đội Mỹ đã thử một vũ khí siêu vượt âm song không thành công do lỗi động cơ.

Mô phỏng tên lửa siêu vượt âm của Mỹ. Ảnh: RT
Mô phỏng tên lửa siêu vượt âm của Mỹ. Ảnh: RT

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho hay vụ thử tên lửa siêu vượt âm dành cho Lục quân và Hải quân Mỹ đã thất bại do lỗi động cơ đẩy. Đây là vụ thử thứ tư, khác với ba vụ thử thành công trước đó.

Theo nguồn tin ẩn danh trực tiếp liên quan tới vấn đề nói trên, nỗ lực phát triển vũ khí siêu vượt âm của Lầu Năm Góc đã vấp phải một bước thụt lùi khi vụ thử thất bại do lỗi kỹ thuật ở phần động cơ đẩy, khiến tên lửa không thể bay lên.

Theo nguồn tin ẩn danh trực tiếp liên quan tới vấn đề nói trên, nỗ lực phát triển vũ khí siêu vượt âm của Lầu Năm Góc đã vấp phải một bước thụt lùi khi vụ thử thất bại do lỗi kỹ thuật ở phần động cơ đẩy, khiến tên lửa không thể bay lên.

Trong một tuyên bố, Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Timothy Gorman nói rằng động cơ tên lửa đẩy vừa thử thất bại này không nằm trong chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm của Mỹ và không liên quan gì tới thân tên lửa siêu vượt âm lượn mà nước này đang nghiên cứu. Ông Gorman cho biết thêm vụ thử thất bại diễn ra tại một trung tâm vũ trụ Thái Bình Dương ở Kodiak, bang Alaska.

Người phát ngôn Timothy Gorman cho hay các chuyên gia đang tiến hành phân tích để làm rõ nguyên nhân động cơ đẩy gặp lỗi kỹ thuật để có thể cải tiến trong các vụ thử tiếp theo, đồng thời nhấn mạnh tên lửa đẩy này chỉ được sử dụng trong các vụ thử.   

Ông Gorman khẳng định “phát triển các vũ khí siêu vượt âm, với tốc độ bay nhanh gấp 5 lần vận tốc âm thanh (Mach 5) vẫn là một ưu tiên hàng đầu của Mỹ và Bộ Quốc phòng tin tưởng chương trình này đang đi đúng hưởng để có được năng lực tấn công (bằng vũ khí) siêu vượt âm”.

Trước đó, Lầu Năm Góc xác nhận Hải quân và Lục quân Mỹ hôm 20-10 đã thử nghiệm thành công 3 nguyên mẫu cấu thành vũ khí siêu vượt âm, qua đó sẽ cho thấy sự phát triển của các loại vũ khí mới. Những cuộc thử nghiệm trên diễn ra cùng ngày với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ sự quan ngại trước các loại vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc.

Thông cáo của Lầu Năm Góc cho hay Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia đã thực hiện những cuộc thử nghiệm tại Căn cứ Wallops của Cơ quan Hàng Không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ở bang Virginia, qua đó sẽ góp phần “cho thấy sự phát triển của Phương thức tấn công ngay lập tức quy ước (CPS) của Lực lượng Hải quân và Vũ khí siêu vượt âm tầm xa (LRHW) của Lực lượng Lục quân”.

Hải quân và Lục quân Mỹ sẽ tiến hành một vụ phóng thử tên lửa siêu vượt âm thông thường trong tài khóa 2022, vốn bắt đầu từ ngày 1-10-2021. Tuyên bố nêu rõ những cuộc thử nghiệm “đã chứng minh cho các công nghệ siêu vượt âm tiên tiến, năng lực và các hệ thống nguyên mẫu trong môi trường hoạt động thực tế”.

Các thông tin Mỹ đẩy nhanh thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm xuất hiện sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ quan ngại về công nghệ vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc. Trong chuyến thăm tới bang Pennsylvania tuần này, trả lời câu hỏi liên quan của phóng viên, Tổng thống Biden nói rằng ông quan ngại về vụ thử vũ khí siêu vượt âm mới đây của Trung Quốc. Theo Phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki, ông Biden đã nêu quan ngại vấn đề trên với phía Trung Quốc thông qua “các kênh ngoại giao”.

Về về mình, Trung Quốc phủ nhận đã tử một vũ khí siêu vượt âm lượn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian tuần trước khẳng định vụ thử đó liên quan tới công nghệ không gian vũ trụ, chứ không phải tên lửa.

Nguồn: TTXVN

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN