Nắng gió nơi vùng đất sinh sau

05/08/2008 - 10:07
Cầu An Điền. Ảnh: PĐ

AN ĐIỀN ĐƯỢC “KHAI SINH”

Cùng chuyến hành trình về Thạnh Phú, từ trung tâm xã Đại Điền, xe chúng tôi theo tuyến xã hướng ra quốc lộ 57, hai bên đường, gió thổi những cánh đồng lúa như gợn sóng mặt hồ trông rất đẹp mắt.

Từ đầu quốc lộ, xe tiếp tục băng băng lướt ngang qua thị trấn - nơi có nhiều cửa hàng cửa hiệu, tấp nập kẻ bán người mua không thua gì thành thị, qua hơn 3 km nữa xe đã vào đến vùng An Qui. Từ hướng rẽ ngã ba, trên tuyến đường nhựa thênh thang, không bao lâu, cây cầu treo An Điền sừng sững hiện ra trước mắt chúng tôi. Hình ảnh cây cầu với những sợi dây cáp trông khỏe và đều hai bên như một điểm nhấn đẹp cho vùng quê An Điền vốn dĩ còn nhiều gian khó.

Đã 14 năm có mặt trong biểu đồ của huyện Thạnh Phú, xã An Điền vẫn nhọc nhằn cùng nắng gió của vùng ven biển. Quay ngược thời gian, còn nhớ ngày 29- 8-1994  đánh dấu sự ra đời của mảnh đất có diện tích  tự nhiên 3.977 ha này được tách ra từ một phần của hai xã An Thạnh và An Qui. Vỏn vẹn chỉ 3 ấp, suốt nhiều năm qua, An Điền phải đối đầu và gắng sức ngoi lên từ bao gian nan do điều kiện sẵn bày nhân-thiên-địa để đẩy lùi nghèo khó, dẫu biết rằng, ấy là điều không phải dễ.

Rừng phòng hộ. Ảnh:

Thạnh Phú là một huyện nằm ở cuối cù lao Minh, giáp với biển Đông, đất đai phần lớn bị nhiễm mặn, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên việc phát triển kinh tế gặp nhiều trở ngại. Xã An Điền cũng không nằm ngoài điều kiện sẵn bày ấy. Lịch sử còn ghi lại, tháng 1 năm 1967, quân Mỹ mở cuộc hành quân lớn mang tên “Cửu Long 1” và “Sóng thần 5” càn quét vùng căn cứ của ta ở Thạnh Phú. Với số lượng 4 ngàn quân cùng với sự chi viện của không quân và pháo hạm đội 7, chúng đánh vào 5 xã: An Thạnh, An Qui (một phần của 2 xã này là An Điền ngày nay) và An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong. Trong cuộc chiến gay gắt để chống lại địch, nhiều người đã hy sinh, nhà cửa, ruộng vườn bị phá tan hoang, đường sá hư hại nặng nề. Sau chiến tranh, những vùng đất này gần như phải bắt đầu lại từ con số không.

GẮNG GỠ TỪNG CÁI KHÓ

Với hơn 5 ngàn dân, nền kinh tế chủ lực của An Điền là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, xen c

Ánh Nguyệt

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN