Năm 2001, tôi tình cờ quen Hoàng Sơn trên chuyến phà Rạch Miễu về Bến Tre, trên phà rất đông người, nếu nhìn lướt qua, ít ai biết đó là nghệ sĩ hài Hoàng Sơn, bởi anh ăn mặc rất bình dân, áo thun trắng với chiếc quần đùi jean bạc màu, đeo kính râm, đội mũ tai bèo che kín nửa khuôn mặt. Lân la làm quen, tôi mới biết lúc đó Hoàng Sơn theo đoàn làm phim “Chuyện vui ngày Tết” của đạo diễn Quang Đại, do TFS- Hãng phim truyền hình TPHCM sản xuất.
Nghệ sĩ Hoàng Sơn là cầu thủ
Gần một tháng theo sát nắm bắt thông tin của đoàn làm phim “Chuyện vui ngày Tết” đăng tải thường xuyên trên báo Đồng Khởi, báo Sài Gòn Giải Phóng và báo Màn Ảnh Sân Khấu, tôi và Hoàng Sơn trở nên thân thiết hơn. Hầu như ngày nào cũng vậy, đến chiều hoặc tối, khi không có cảnh quay, là Hoàng Sơn gọi điện thoại cho tôi đến khách sạn chở anh đi uống cà phê, đi ăn ở nhà hàng nổi Bến Tre, nói chuyện vui buồn đời nghệ sĩ, những tin tức nóng hổi diễn ra quanh mình… Có thể nói gần hai năm ở Bến Tre làm tôi nhớ nhiều nhất, bởi vì cơ quan báo Đồng Khởi chỉ có hai người không phải dân Bến Tre, là tôi và Minh Anh (nay là phóng viên Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng). Chúng tôi đượcbố trí nơi ăn nghỉ tại cơ quan, đầy đủ tiện nghi. Ba tháng đầu, hầu như tuần nào tôi cũng về TPHCM vào ngày thứ bảy, chủ nhật Trụ sở tòa soạn cách khách sạn nghệ sĩ Hoàng Sơn và đoàn làm phim “Chuyện vui ngày Tết” lưu trú khoảng 200m, nên mỗi lần Hoàng Sơn gọi điện thoại, tôi thu xếp công việc tìm đến ngay. Vềụ sau, tôi bị mất điện thoại di động nên mất hết các số điện thoại cần liên laic, vì thế tôi và Hoàng Sơn không còn dịp liên lạc. Tôi nghĩ anh bận bịu sô diễn, quay phim nên cũng quên mất “đứa em” ở Bến Tre…
Một đêm cuối tuần tháng 09/2007, đi xem ca sĩ Đình Văn hát ở một tụ điểm ca nhạc, tôi gặp lại Hoàng Sơn. Vẫn nụ cười rất tươi, cách nói chuyện hài hước, vui nhộn, anh Sơn tay bắt mặt mừng: “Dạo này em khỏe không? Làm ở đâu?”… Và ngày hôm sau, tôi và nghệ sĩ Hoàng Sơn tiếp tục những câu chuyện ở quán cà phê khu vực quận 3. Qua đó, tôi được biết hiện anh là diễn viên nòng cốt ở sân khấu 5B Võ Văn Tần. Trước đó, anh là diễn viên của sân khấu Kịch Sài Gòn nhưng do bất đồng quan điểm nên anh quyết định ra đi… Nói đến Hoàng Sơn, nhiều người trong giới đều biết đến một nghệ sĩ nổi tiếng, nhưng sống rất chan hòa, tình cảm, thường giúp đỡ thế hệ đàn em và cực kỳ yêu… đá bóng. Đi diễn hằng đêm, thấy cậu bé nhắc tuồng sau cánh gà có khả năng giễu cợt, diễn xuất là anh cho ra diễn chung với anh ngay. Hiện cậu bé nhắc tuồng đó là một nghệ sĩ với lịch diễn kín mít hằng đêm. Hay như trường hợp của một cậu bé bán mỹ phẩm, rất ham mê làm diễn viên. Thế là khi làm đạo diễn kịch bản “Hãy yêu nhau thật lòng”, Hoàng Sơn liền cho cậu bé bán mỹ phẩm vào một vai phụ. Đến giờ cậu bé ấy cũng đã