Người đệ đơn giở nón

22/01/2008 - 08:29
"Sau trận địa" Tranh bút sắt của Trường Chăm (1971).

Đêm đã khuya. Khuya lắm rồi mà tiếng ru của người mẹ láng giềng vẫn còn cất lên:

“Ầu ơ, gió đưa cây cải về trời

Rau răm ở lại...”

 

 

Tiếng ru nghe não lòng. Nó gợi nhớ những năm tháng chưa xa, các anh Vệ Quốc Đoàn về đây, nơi đất Phú Phụng này, tụ tập trên những sân chơi, cùng các cô thiếu nữ vỗ tay hát bài “Lá xanh”, “Lên ngàn”, rồi “Cùng nhau đi hồng binh”... Các anh ấy bây giờ bặt tăm, xa lắm. Những cán bộ còn ở lại với Phú Phụng thì, kẻ đã vào tù, kẻ phải trốn đi, không biết lặn ngụp ở xứ nào. Đất Phú Phụng bây giờ chỉ còn lại tiếng giày đinh, súng, lưỡi lê, các buổi họp tố Cộng và từng đêm thanh, trung niên phải đi ngủ khóm, giữ cầu, giữ những hàng cột cờ dọc theo triền lộ. Đêm, nghe tiếng chó sủa dồn, nhà ai nấy ở và người ta nuốt những giọt nước mắt vào lòng.

 

 

Về sau, Mười Hai mới hiểu tiếng ru ấy là mật mã, là một thứ qui ước thầm để đưa đường cho một ai đó mà ở tuổi thanh niên lúc bấy giờ “việc ai làm nấy biết”, anh chưa hề để ý. Không ngủ được, Mười Hai hé cửa nhìn ra ngoài. Bầu trời không có trăng, chỉ những vì sao xa phủ xuống cái chòi dùng để ở giữ vườn của anh một lớp sáng mờ đục.

 

 

Có tiếng gọi khẽ:

 

- Chú Nhì! Chú Nhì ơi!

Hàn Vĩnh Nguyên

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN