 |
Các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. |
Đồng khởi khởi nghiệp (KN) và phát triển doanh nghiệp (DN) tỉnh Bến Tre” là chương trình mang tính đột phá của tỉnh và tiên phong so với cả nước. Mục tiêu của chương trình là khơi dậy tinh thần KN, lập nghiệp trong nhân dân, đặc biệt là giới trẻ, khơi dậy khát vọng vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng để Bến Tre không tụt hậu xa hơn về kinh tế so với khu vực và cả nước, để người dân trong tỉnh có mức sống ngang bằng với mức bình quân chung của khu vực.
Lưu ý khi khởi nghiệp
Để thực hiện mục tiêu đó, theo Hiệp hội DN tỉnh, điều cần
lưu ý là: KN không nhất thiết là phải thành lập ngay DN. KN hay nói đúng hơn là
khởi sự lập nghiệp, có thể xuất phát từ những công việc sản xuất, kinh doanh với
quy mô nhỏ của cá nhân, hộ gia đình rồi phát triển dần lên. Điều này cũng thể
hiện rõ trong mục tiêu chương trình: KN là cơ sở để phát triển, tăng dần số lượng
DN mới.
“Thanh niên muốn có ý tưởng KN tốt phải chú tâm tìm tòi,
học tập hoặc có ý tưởng kinh doanh thích ứng với đặc thù địa phương để triển
khai thành những mô hình kinh doanh cho riêng mình. Từ KN đi đến thành công là
cả một quá trình gian nan, thử thách, phải đúc kết kinh nghiệm để điều chỉnh
thì mới có thể đi đến thành công. Những dự án khởi sự đầu tư kinh doanh được chấp
nhận tính toán lỗ theo kế hoạch trong 3 năm đầu, với năm sau lỗ ít hơn năm trước
và tiến đến hòa vốn, có lãi trong những năm tiếp theo. Do đó, các dự án phải
tính đến phương án đương đầu với các rào cản, chịu đựng những khó khăn, thất bại
trong những năm đầu mới KN”, bà Võ Thị Thùy Trang - Chủ tịch Hiệp hội chia sẻ.
Điều quan trọng nhất để giúp người KN trong thời gian này
là tạo các điều kiện hỗ trợ cho việc phát triển bền vững của các DN sau khi
hình thành. Đó là các yếu tố thuộc về môi trường KN, kinh doanh. Năng lực của
chính bản thân người KN, nhất là trong những năm đầu mới thành lập DN cũng là yếu
tố không thể thiếu.
Hoạt động hỗ trợ
Bà Võ Thị Thùy Trang cho biết, thực hiện chương trình Đồng
khởi KN và phát triển DN tỉnh, Hiệp hội đã đề ra nhiều hoạt động, phát huy vai
trò trong hỗ trợ phát triển DN tỉnh nhà.
Thông qua các mối quan hệ hợp tác, làm việc với các sở,
ban, ngành có liên quan, Hiệp hội sẽ kịp thời phản ánh các ý kiến, nguyện vọng
của cộng đồng DN đối với Nhà nước. Đồng thời, tham gia ý kiến vào công cuộc cải
cách thủ tục hành chính và ban hành các chính sách của Nhà nước nhằm hoàn thiện
các cơ chế, chính sách, tạo ra môi trường ổn định và thuận lợi cho việc KN,
phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển DN.
Qua các hoạt động và các chương trình liên kết hợp tác,
Hiệp hội giới thiệu tiềm năng, thế mạnh kinh tế của tỉnh nhà, kêu gọi liên kết
đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ để giúp DN Bến Tre thực hiện tái cơ cấu,
liên kết, hợp tác kinh doanh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến,
nâng cao năng lực quản trị và năng lực cạnh tranh.
Thời gian tới, Hiệp hội sẽ phát triển một số hoạt động
như: cung cấp thông tin cho DN thông qua hội thảo, tập huấn, trên trang web, đường
dây nóng về những vấn đề DN quan tâm hoặc những vấn đề có tính thời sự, cung cấp
các dịch vụ chuyên hỗ trợ DN (đào tạo, tư vấn, thông tin, sở hữu công nghiệp);
hỗ trợ các nhóm ngành, các lĩnh vực sản xuất đang có nhu cầu liên kết thành lập
hội hoặc chi hội. Đồng thời, Hiệp hội sẽ liên kết với các đơn vị, tổ chức uy
tín có năng lực để chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn những thông tin cần thiết về môi
trường đầu tư, thị trường, chính sách pháp luật… nhằm định hướng KN, thành lập
mới DN trên các lĩnh vực ngành nghề; hỗ trợ cho các cá nhân muốn KN, nhất là
trong lực lượng thanh niên KN thành công. Hiệp hội chủ động trao đổi, phản ánh
với cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Hiệp hội tích cực hưởng ứng và tài trợ cho chương trình bằng
nhiều hình thức như: chủ động tham gia vào việc đề xuất và thực hiện các chương
trình, dự án, nhằm tăng cường vai trò tiên phong của các DN đối với quá trình
tái cơ cấu nền nông nghiệp tỉnh nhà; thực hiện hiệu quả mối liên kết 4 nhà; hỗ
trợ DN vệ tinh; tạo công ăn việc làm, duy trì phát triển làng nghề truyền thống,
giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường…
Một trong những nhiệm vụ cốt lõi là phát huy vai trò nòng
cốt của một số DN trong hoạt động chuỗi. Khi các chuỗi sản phẩm hoạt động có hiệu
quả sẽ thu hút nhiều cá nhân KN, khởi sự DN.