|
Mô hình sản xuất lúa sinh thái |
Lịch thời vụ xuống giống vụ Hè Thu năm 2017 tại huyện Ba Tri được ấn định từ ngày 20 đến 30-5-2017.
Nhằm
canh tác hiệu quả và giảm thiệt hại về năng suất do các yếu tố tự nhiên gây ra,
nông dân cần chủ động khâu làm đất ngay từ đầu vụ, vệ sinh đồng ruộng, xử lý
rơm rạ sớm, nắm chặt diễn biến thời tiết và theo dõi sát đồng ruộng để chủ động
phòng, chống các loại sâu bệnh. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt việc rửa phèn,
mặn ngay từ giai đoạn mạ, lúa đẻ nhánh. Vùng đất chủ động tưới, tiêu được nông
dân cần áp dụng tưới ướt - khô xen kẽ nhằm tiết kiệm chi phí, nước tưới và làm
đất thoáng khí; độc tố trong đất thoát ra ngoài giúp rễ mọc nhiều, mạnh làm lúa
cứng cây, phát triển tốt. Ngoài ra, cần lưu ý, khi xuống giống tuân thủ nguyên
tắc chung gieo sạ đồng loạt trên từng khu vực, không để cùng một cánh đồng có
nhiều trà lúa.
Về
cơ cấu giống lúa phải đảm bảo theo hướng cân đối, an toàn dịch bệnh và phù hợp
với điều kiện mùa vụ. Nông dân nên chọn giống lúa chủ lực, kháng sâu bệnh, chịu
mặn và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Theo nhận định của ngành chuyên môn,
giống lúa địa phương OC 10 đã chứng tỏ khả năng thích nghi với điều kiện thổ
nhưỡng huyện Ba Tri. Đây là giống lúa dễ canh tác, năng suất cao, thị trường
tiêu thụ rộng.
Trong
canh tác, cần sạ đúng mật độ, tránh sạ dày, tốn chi phí bảo vệ thực vật, hiệu
quả sản xuất không cao. Riêng các vùng gieo sạ lúa 3 vụ trước đây nay chuyển
sang 2 vụ có thể sử dụng các giống lúa trung vụ để canh tác, nhằm đa dạng hóa
cơ cấu giống lúa, giảm rủi ro do canh tác quy nhất một loại giống chiếm tỷ lệ
cao như OC 10. Các giống lúa trung vụ đã khẳng định ưu điểm và thích nghi như:
OM 1348, OM 1352, OM 1350, OM 6162, OM 4900, OM 9921, OM 9915, OM 9921, OM 9915.
Ngoài ra, nông dân có thể tiếp tục sử dụng các giống lúa chủ lực như: OM 5451,
OM 6976, OM 8108... để gieo sạ. Riêng đối với các vùng đất khó khăn nên sử dụng
các giống lúa như: OM 9921, OC 10, OM 5451.