Năm 2014, sản xuất nông nghiệp phát triển khá ấn tượng. Hai thế mạnh kinh tế vườn, kinh tế biển tiếp tục được đầu tư khai thác có hiệu quả cao. Trong đó, tập trung sản xuất cây ăn trái, hoa kiểng, nuôi trồng và khai thác thủy sản. Đặc biệt, hoàn thiện và triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, “liên kết bốn nhà” và thực hiện Chương trình phối hợp tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp năm 2014 đạt 27 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 3,8% so với năm 2013. Trong đó, sản xuất nông nghiệp tăng 5,39%, thủy sản tăng 2,24%.
Năm qua, nhiều loại sản phẩm
nông nghiệp phát triển khá tốt cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Giá cả
ổn định theo xu hướng tăng dần, làm cho nhà vườn rất phấn khởi. Diện tích dừa
hiện có trên 65 ngàn héc-ta, tăng 3,8%, sản lượng trên 510 triệu trái, tăng
3,5%. Diện tích dừa tăng qua từng năm và hiện nay chiếm gần 70% tổng diện tích
cây lâu năm toàn tỉnh. Giá dừa khô trong năm tuy có biến động tăng, giảm nhưng
luôn ở mức khá cao, đời sống người trồng dừa ổn định, nông dân đã tích cực hơn
trong đầu tư thâm canh vườn dừa. Xây dựng mô hình liên kết 600ha
dừa ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành. Thực hiện Dự án cải tạo vườn dừa kém hiệu
quả, hỗ trợ phân bón để thâm canh 292ha và 55ha vườn dừa mẫu. Thực hiện Dự án
thiết lập vườn dừa giống và bình tuyển cây dừa mẹ để cải thiện giống dừa trong
sản xuất đại trà tại 5 huyện: Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Mỏ Cày
Nam, Mỏ Cày Bắc. Mùa chôm chôm. Ảnh: Song Lý Cây ăn trái diện tích ổn định
27 ngàn héc-ta nhưng sản lượng tăng trên 4%. Nhìn chung, cây ăn trái phát triển
khá thuận lợi, trong nội bộ diện tích cây ăn trái luôn có sự biến động chuyển
dịch theo hướng tích cực, tiếp tục chuyển đổi theo hướng trồng các loại cây ăn
trái đặc sản có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, nhãn,
bưởi da xanh. Tập trung phát triển 12 ngàn héc-ta cây ăn trái đặc sản theo
hướng sạch, an toàn, gồm bưởi da xanh, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, nhãn.
Trong năm có 4 mô hình được chứng nhận VietGAP, gồm 2 mô hình sản xuất chôm
chôm, 1 mô hình sầu riêng ở Chợ Lách và 1 mô hình bưởi da xanh ở Châu Thành.
Đến nay, toàn tỉnh có 15 mô hình sản xuất theo GAP với diện tích 230ha. Diện
tích hoa kiểng hiện có trên 20 ngàn héc-ta, tập trung nhiều ở huyện Chợ Lách và
Mỏ Cày Bắc, với đa dạng chủng loại và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tết Giáp
Ngọ 2014, hầu hết đều bán được giá, tắc kiểng tuy giá bán không cao nhưng vẫn
có lợi nhuận và tiêu thụ hết. Nhãn xuồng cơm vàng Tam Hiệp. Ảnh: Cẩm Trúc Chăn nuôi có nhiều thuận lợi,
tổng đàn phát triển và tăng so với cùng kỳ. Giá thịt heo, bò hơi xuất chuồng ở
mức cao, người nuôi có lợi nhuận khá. Cơ cấu đàn bò chuyển dịch theo hướng nâng
cao chất lượng bò thịt. Hiện nay, tỷ lệ bò lai chiếm trên 80% tổng đàn bò toàn
tỉnh. Hình thức nuôi heo trên đệm lót sinh học được người chăn nuôi áp dụng và
duy trì với 50 hộ nuôi tại huyện Mỏ Cày Nam bước đầu đem lại hiệu quả khá tốt,
bảo đảm được vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Chăn nuôi gia cầm
tương đối ổn định. Mô hình nuôi gà thả vườn được các hộ đầu tư phát triển.
Trong năm có 21 trang trại chăn nuôi heo được cấp giấy chứng nhận. Toàn tỉnh có
118 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận trang trại, trong đó 115 trang
trại chăn nuôi heo, 2 trang trại chăn nuôi gà áp dụng quy trình chăn nuôi theo
hướng an toàn sinh học và 1 trang trại chăn nuôi cút. Thu hoạch cá tra. Ảnh: Hữu Hiệp Nuôi thủy sản tiếp tục phát
triển, tổng diện tích ước 47.202 héc-ta. Trong đó, nuôi tôm biển thâm canh, bán
thâm canh 6.340 ngàn héc-ta. Sản lượng nuôi thủy sản đạt 245.300 tấn, đạt kế
hoạch, tăng 2,8%. Hình thức nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa phát triển
ổn định. Nuôi tôm càng xanh luân vụ với tôm sú trên ruộng lúa ở huyện Thạnh
Phú, đặc biệt đang phát triển mạnh ở xã Mỹ An, Mỹ Hưng. Dự án phát triển nuôi
tôm càng xanh trong mương vườn dừa tại huyện Giồng Trôm và Mỏ Cày Nam với 150
hộ tham gia, đã tạo ra sản phẩm theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm mang tính
ổn định bền vững lâu dài. Mô hình “Vùng nuôi tôm biển an toàn dịch bệnh” tại xã
An Đức, huyện Ba Tri với 149 hộ tham gia nuôi với diện tích 77ha đã mang lại
hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, ngành đang tiếp tục hỗ trợ nhân rộng. Khai thác thủy sản có nhiều
thuận lợi, đến nay tổng số tàu cá đã đăng ký là 3.538 chiếc, trong đó tàu đánh
bắt xa bờ 1.755 chiếc, công suất bình quân 406 CV/chiếc. Sản lượng khai thác
thủy sản đạt 160 ngàn tấn, vượt 3,2%. Hoạt động các cảng cá ổn định, có
2.482 lượt tàu lên hàng qua cảng với sản lượng 20.879 tấn, đạt 100% kế hoạch.
Đến nay, đã thành lập được 124 tổ, đội khai thác thủy sản trên biển với 996
tàu, 6.829 thuyền viên tham gia. Theo ông Đoàn Văn Đảnh - Giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm qua, kinh tế nông nghiệp trong
tỉnh phát triển khá đều cả về cây trồng, vật nuôi. Năng suất, diện tích, sản
lượng đều tăng, giá cả hàng nông sản tương đối ổn định ở mức cao, nông dân rất
phấn khởi tích cực sản xuất. Đặc biệt, phát triển sản xuất gắn với Đề án Tái cơ
cấu ngành Nông nghiệp, bước đầu tạo được nhận thức khá tốt về thực hiện tái cơ
cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp. Sản lượng dừa Bến Tre ngày càng tăng cao. Ảnh: Hữu Hiệp Năm 2015, ngành tiếp tục đẩy
mạnh phát triển kinh tế vườn, đầu tư có chiều sâu, thâm canh, ứng dụng các tiến
bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả vườn cây ăn trái đặc sản; ứng
dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Mở rộng
quy mô và khuyến khích sản xuất cây trái theo mô hình GAP, tiếp tục tổ chức sản
xuất và nhân rộng mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ. Phát triển chăn nuôi
gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp, hình thành các vùng sản
xuất hàng hóa, các nhóm sản phẩm chủ lực gắn với giết mổ, chế biến công nghiệp.
Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế
từng vùng gắn với thị trường. Đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ, tạo điều kiện,
hỗ trợ ngư dân cải hoán phương tiện, phương thức đánh bắt xa bờ, nhằm gia tăng
hiệu quả đánh bắt.
Chia sẻ bài viết |