 |
Ảnh minh hoạ. |
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, chưa động vật nào có nhiều tính đặc biệt như trùn quế đó là: Sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn chính. Trùn quế làm được việc đó, phân heo, phân trâu bò, gà vịt, thỏ, dê... là nguồn thức ăn vô cùng phong phú để nuôi trùn, nhờ vậy mà môi trường được cải thiện đáng kể.
Tỉ lệ đẻ nhiều và mắn đẻ, mỗi trùn trưởng thành cứ một tuần là đẻ 1 lần, mỗi lần đẻ 1 kén, mỗi kén có từ 1-20 trứng, chỉ tính mỗi kén nở và sống 1 trứng thì sau 1 năm từ vài cặp trùn trưởng thành ban đầu sẽ có quần thể cả ngàn trùn con. Sống được ở mật độ dày đặc, mỗi m2 sinh khối với bề dày 0,3 – 0,5m có nhiều thế hệ trùn, nếu thu hoạch toàn bộ lượng trùn (không kể trứng và kén) thì có thể đạt từ 2-4 kg, mỗi kg có trên 10.000 trùn trưởng thành và như thế 1 m2 có thể đạt đến hàng chục vạn con trùn các lứa tuổi. Hàm lượng đạm tổng hợp rất cao, từ 60 - 70% (tính trên trọng lượng chất khô). Thích nghi tốt ở nhiều vùng sinh thái. Trùn quế đem lại nguồn thu đáng kể cho người nuôi, theo thực tế tính toán của nhiều người nuôi, nguồn thu về hàng năm từ 100m2 nuôi trùn sẽ đạt trên 10 triệu đồng, chỉ tính tiền bán phân trùn và tiền bán trùn thương phẩm (không tính bán trùn giống).
Nhận thấy nhu cầu sử dụng, tiềm năng phát triển của trùn quế thật sự cao nên Chi hội trùn quế Việt Nam mong muốn mở rộng diện tích nuôi và chủ yếu là hình thức nuôi đến tận các nông hộ ở ĐBSCL. Theo ông Phan Văn Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Chi hội trùn quế thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp và Trang trại Nông dân Nông thôn Việt Nam thì các hình thức mở rộng diện tích trùn quế ở ĐBSCL có những thuận lợi cho nông dân như sau:
- Lượng trùn giống đã tương đối phong phú đủ để cung ứng cho trang trại mới hình thành và cho những hộ dân có điều kiện nuôi.