Quà Tết quê dừa

14/01/2009 - 07:33
Cán bánh phồng. Ảnh" T.Q

Cứ mỗi độ xuân về, Tết đến là những sản phẩm thân thiết của quê dừa: Bánh phồng Sơn Đốc, mứt dừa Thị xã lại “ra quân” góp mặt với thị trường, đó là hồn quê khó lòng mờ nhạt trong tâm khảm của người đất phương Nam.

Mứt dừa đến hẹn lại lên:

Mới 2 giờ sáng, tôi đã nghe tiếng đập dừa khô làm mứt rộ lên ở cơ sở sản xuất mứt dừa nhãn hiệu Hương Lan (phường 6, thị xã Bến Tre). Nghe những âm thanh vồn vã như vậy, tôi biết, thế là một năm nữa lại sắp hết. Nơi lò sản xuất mứt dừa Hương Lan thật tất bật. Cả thảy trên 50 người thợ, mỗi tốp thợ đảm trách một công đoạn trong dây chuyền làm mứt. Các thao tác thật nhịp nhàng, ăn khớp với nhau từ khâu lột vỏ dừa, đập dừa, cạy dừa, gọt dừa da, ngâm cơm dừa, quay cơm dừa ra thành từng dây, sên mứt và cuối cùng là đóng gói. Công việc của nghề truyền thống này nay đã nhuốm hình ảnh “công nghiệp hóa”…

Trước đây, khi mứt dừa còn sản xuất nhỏ lẻ, chưa có thị trường rộng lớn khắp nước như hiện nay, người ta dùng chiếc dao bào để bào miếng cơm dừa ra thành từng dây, vừa tốn công, vừa chậm. Còn bây giờ, hầu hết các cơ sở sản xuất mứt dừa đều sử dụng máy quay ở khâu bào dừa. Một miếng dừa (nửa trái dừa) đặt vào khuôn máy, máy tự động quay tròn  rồi nguyên miếng dừa đó sẽ cho ra một dây cơm dừa dài chừng 3 mét, liền lạc nhau trước khi đem lên những chiếc thau (hoặc chảo) sên với đường cát để thành mứt dừa. Mứt dừa thành phẩm được đóng gói bằng máy, vô bao bì đẹp, trang nhã.

Trong sản xuất mứt dừa, công đoạn sên mứt là khâu cực nhất, tinh tế nhất do đó người đứng sên mứt phải có sức lực dẻo dai cộng với kinh nghiệm trong nghề và tất nhiên thợ sên mứt sẽ là người lảnh tiền cao hơn so với thợ làm các khâu khác. Đứng bên lò sên mứt với cái nóng hầm hập từ lửa than miểng gáo, người thợ sên mứt với hai chiếc đũa bếp lớn, phải quấy mứt cho đều trong thau, thao tác liên tục nhiều giờ, cứ thau mứt này vừa xuống thì thau khác nhanh chóng được đặt lên lò. Mồ hôi mẹ mồ hôi con không bao giờ dứt trên lưng của người thợ sên mứt. Và họ cũng có đôi mắt nghề rất tinh tường. Qua đôi tay và ánh mắt, họ biết ngay là mứt…đã tới, thế là xuống chảo ngay để tránh mứt bị khét. Còn nếu như sên mứt dừa mà sên chưa tới, sau khi đóng gói, mứt dừa không để lâu được vì mứt sẽ bị…lên dầu.

Anh Hai Hảo, người sản xuất mứt dừa lâu năm tại phường 5, thị xã Bến Tre cho biết: “ Hồi đầu năm 2008, giá dừa khô có lúc lên đến 60.000 đồng/chục (12 trái), nếu có muốn làm mứt cũng…bó tay thôi: giá thành quá cao, thị trường sẽ không chấp nhận. Bắt đầu từ tháng 10 đến nay bỗng dừa khô rớt giá, hiện chỉ còn khoảng 27.000 đồng/chục. Dừa nguyên liệu rớt giá làm nông dân âu sầu nhưng vào thời điểm này, các cơ sở

H.Hà-T.Quốc

Chia sẻ bài viết

BÌNH LUẬN